Video
Thống kê
|
Hỏi đáp về doanh nghiệpDưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất. Send questionCảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ ủy quyền, Điều 569 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định trình tự, thủ tục để các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền: 1. Trường hợp bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: - Ủy quyền có thù lao: bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; - Ủy quyền không có thù lao: bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. - Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: - Ủy quyền có thù lao: bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có. - Ủy quyền không có thù lao: bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; Theo quy định trên, bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải trả thù lao ủy quyền (đối với trường hợp ủy quyền có thù lao) hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc thông báo về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Để có cơ sở chứng minh việc đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể sử dụng vi bằng của Thừa phát lại để làm chứng cứ. Cụ thể như sau: + Yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận buổi làm việc thanh toán tiền thù lao hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có). + Trích xuất nội dung ghi âm về buổi làm việc thanh toán tiền thù lao hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có). + Yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận việc giao thông báo về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền cho bên được ủy quyền. Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu ủy quyền có thù lao, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận buổi làm việc thanh toán tiền thù lao hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có); lập Vi bằng trích xuất nội dung ghi âm buổi làm việc; Nếu ủy quyền không có thù lao, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận việc giao thông báo về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền cho ông Nguyễn Văn An. Sau đó, đến tổ chức công chứng để làm thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Trân trọng! Khi nhà mất trộm, không phải ai cũng biết xử lý tình huống này như thế nào ngoài việc báo công an. Trong khi đó, bạn có thể mất nhiều giấy tờ quan trọng mà rất phiền hà để làm lại. Trong kỳ này, LS Nguyễn Đức Chánh - Giám đốc công ty luật Đức Chánh sẽ tư vấn cho bạn đọc Dân trí những việc phải làm khi nhà bị mất trộm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Luật sư hướng dẫn xử lý tình huống bị mất sổ đỏ Thưa luật sư, một bạn đọc gửi về chương trình câu hỏi: “Nhà tôi bị mất trộm, trong đó có sổ đỏ nhà đất. Hiện tôi rất lo lắng vì không biết kẻ gian có lấy đi cầm cố hay làm gì không. Bây giờ tôi phải làm sao?”. Xin luật sư cho bạn đọc một lời khuyên! Kính chào bạn đọc Dân trí đang theo dõi chương trình "Ba phút cùng luật sư"! Về câu hỏi này, đầu tiên, tôi khuyên bạn nên yên tâm. Bởi các giao dịch liên quan đến bất động sản hiện nay theo quy định của pháp luật đều phải do người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện hoặc phải có sự ủy quyền bằng văn bản cho người khác, được công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Kẻ gian rất khó sử dụng giấy tờ nhà đất trộm được để đem đi cầm cố, chuyển nhượng… Do đó, việc bạn cần làm bây giờ là khai báo ngay với UBND cấp phường-xã, nơi mảnh đất tọa lạc để thực hiện việc niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục xin cấp lại. UBND cấp phường-xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận của bạn tại trụ sở UBND phường-xã. Sau khi thông báo 15 ngày mà không có khiếu nại gì, xã sẽ cấp giấy chứng nhận cho người mất để làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận. Bạn đọc yên tâm khi mất sổ đỏ vì các giao dịch nhà đất có quy định rất chặt chẽ. Vậy hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất bao gồm những gì thưa luật sư? Theo các quy định tại khoản 2, Điều 10, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu); - Giấy khai báo việc mất Giấy chứng nhận; - Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại UBND cấp xã. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người mất giấy chứng nhận nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi cư trú. Khi người mất được cấp Giấy chứng nhận mới sẽ tồn tại 2 Giấy chứng nhận cho 1 thửa đất. Điều này có sao không thưa luật sư? Sau khi nhận đủ hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương sẽ kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận mới; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Do đó, khi người mất được cấp giấy mới thì Giấy chứng nhận cũ không còn giá trị vì đã có quyết định hủy. Xin cảm ơn luật sư! Nguồn: Dantri.com.vn Cấp giấy sai đối tượng, tính sao?
Ông, bà nội tôi mất có để lại miếng đất (trên đó có căn nhà để thờ cúng ông bà, tổ tiên) tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang). Căn nhà này do người em tôi (con người cô) ở để trông coi nhà. Thế nhưng, v (Hồ Ngọc Huy (quận 5, TP.HCM),21/12/2015)
Luật sư LÊ VĂN HOAN, Trưởng Văn phòng luật sư Lê Văn (TP.HCM), trả lời: Nếu cho rằng cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng thì ông/bà làm đơn gửi cơ quan đã cấp giấy chứng nhận (trong trường hợp này là UBND cấp huyện nơi có đất) yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Quá trình giải quyết, UBND cấp huyện thấy rằng giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp này được thực hiện sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan cấp giấy chứng nhận không có thẩm quyền thu hồi mà sẽ hướng dẫn các bên khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Nguồn: http://netluat.phapluattp.vn/ Chào bạn Vũ Anh Kiệt! (Bạn có nick Facebook Vũ Anh Kiệt hỏi qua trang Tìm hiểu Thừa Phát Lại (https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai)) Bạn có thể yêu cầu Thừa Phát lại hỗ trợ hai việc: Tuy nhiên, bạn nên chuyển cho chúng tôi xem hợp đồng để có thể tư vấn chính xác hơn! Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Chúc bạn thành công! Thân ái! Tôi mua nhà đất giấy tay như thế nào để đảm bảo tính an toàn pháp lý?
(Thanh Hà,02/04/2015)
Cảm ơn Bạn! Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm! Căn phòng xin trả lời như sau: Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và đăng ký sang tên đổi chủ cho bên mua (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận (huyện). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế, các bên trong giao dịch không thể lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay. Chẳng hạn như: Nhà đất còn nợ thuế; nhà đất đang làm thủ tục hoàn công, tách thửa; nhà đất đang kê khai di sản; nhà đất đang thế chấp; nhà đất không đủ diện tích tách thửa, nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng… Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong giao dịch (đặc biệt là bên mua). Nếu do nhu cầu và khả năng, bạn vẫn tiến hành giao dịch trên thì cần dự liệu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. (Ảnh: Lập vi bằng Khách hàng đang giao nhận tiền, giấy tở để thực hiện giao dịch) Trong giao dịch này sẽ phát sinh nghĩa vụ giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ. Do đó, các bên liên quan cần xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ để chứng minh khi cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc Bên mua giao tiền cho Bên bán và Bên bán giao giấy tờ cho Bên mua. Quá trình giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp. Cần lưu ý rằng giá trị của vi bằng giao nhận tiền/ giao nhận giấy không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực – Tức là vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất... làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Chúc bạn giao dịch thành công và an toàn pháp lý! Thân ái! Tôi muốn đặt cọc mua nhà đất một số tiền lớn, bây giờ giao tiền như thế nào cho an toàn và đảm bảo cho tôi sau này?
(Thanh Tuyền,02/04/2015)
Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay! Theo quy định của pháp luật, Bên đặt cọc mua nhà đất có nghĩa vụ giao tiền cho bên nhận đặt cọc. Số tiền giao nhận dù lớn hay nhỏ cũng là nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện. Do đó, Bên giao tiền cần chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký kết mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra sau này. Giao nhận tiền trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập “vi bằng giao nhận tiền” là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Vi bằng ghi nhận việc các bên có liên quan giao nhận một số tiền cụ thể và quá trình giao nhận tiền được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp. Vi bằng giao nhận tiền này có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, chứng minh việc bạn đã giao tiền để thực hiện hợp đồng đặt cọc, làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có) về sau. Mặt khác, khi làm việc với Thừa Phát Lại, Thừa Phát Lại sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp để đảm bảo tính pháp lý, cũng như thực hiện như thế nào cho an toàn pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên! Chúc bạn giao dịch thành công! Văn phòng xin được phép trả lời như sau: 1. Về cơ sở pháp lý của việc thu giữ tài sản thế chấp. Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm có quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý: "1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm: a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên. b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. 3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm. 4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường. 5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm". Như vậy, nếu chỉ dựa vào tình huống mà Bài Báo đã nêu (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), thì chưa đủ cơ sở để xác định sự việc đúng sai thế nào, vì còn phải căn cứ vào Hợp đồng thế chấp, cũng như các quy định có liên quan như Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, TTLT 16 ngày 6/6/2014... và việc Ngân hàng VPBank có thực hiện đúng trình tự thu giữ hay chưa. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất đáng phấn tích thấu đáo về phương pháp, trình tự thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật. 2. Về sự tham gia của Thừa Phát Lại Trong những loại việc tương tự, Thừa Phát lại đã từng tham gia theo yêu cầu của Khách hàng. Yêu cầu này có thể xuất phát từ cả hai phía: có khi là yêu cầu từ Bên Thu giữa tài sản, hoặc có khi là yêu cầu từ bên bị thu giữ tài sản.
(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng mở cửa, kiểm kê tài sản) Trong quá trình lập vi bằng, Thừa Phát lại sẽ quay phim, chụp hình, mô tả lại toàn bộ quá trình giao thông báo, hoặc toàn bộ quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp. Vi bằng có giá trị chứng cứ, được giao cho Bên yêu cầu lập vi bằng để tùy nghi sử dụng trong khuôn khổ pháp luật. Ghi âm như thế nào để có giá trị chứng cứ?
(,03/03/2015)
(Thừa phát lại Thủ Đức) -Trên chuyên mục Pháp luật>> Tư vấn của Báo điện tử VnExpress ngày 28.02.2015, bạn đọc Hữu Duyên có đăng tải câu hỏi nhờ tư vấn như sau: “Tôi thường ghi âm những cuộc trao đổi quan trọng giữa mình và đối tác làm ăn. Tôi muốn biết khi xảy ra việc phải nhờ đến toà giải quyết, tôi có thể sử dụng nội dung ghi âm này là bằng chứng bảo vệ mình hay không?” Hỗ trợ từ phía Thừa phát lại: Chào bạn! Thực tế hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp giống như bạn, phổ biến là các trường hợp cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ, lời khai, lời làm chứng nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng. Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập. Điều 82 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau: - Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; …; - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Đối chiếu quy định này có thể thấy băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ nếu “được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan của việc thu âm, thu hình đó” theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sửa đổi bổ sung năm 2011. Tức rằng, băng ghi âm đó phải được xuất trình cùng biên bản làm việc về nội dung cụ thể trong băng có đầy đủ chữ ký của các bên hoặc các bên đều thừa nhận trước Tòa án giọng nói trong băng ghi âm là của mình, ngày giờ diễn ra sự việc… Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì băng ghi âm do bạn cung cấp cho Tòa chỉ được xem là nguồn chứng cứ tức rằng để Tòa tham khảo và cần sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định có phải là chứng cứ hay không như giám định giọng nói trong băng ghi âm. Từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc bạn tự thu thập chứng cứ để phục vụ các vụ việc pháp lý có liên quan sau này sẽ gặp 2 trở ngại: Thứ nhất là kỹ năng, phương pháp thu thập chứng cứ sao cho đầy đủ, thuyết phục. Thứ hai, bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xác thực của băng ghi âm. Vậy, có cơ quan hay tổ chức nào có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này? Câu trả lời là các văn phòng Thừa phát lại. Các văn phòng Thừa phát lại là tổ chức được nhà nước thành lập, có các Thừa phát lại được nhà nước bổ nhiệm trao cho các thẩm quyền mang tính quyền lực công mà trong đó có thẩm quyền lập vi bằng. Quay trở lại với trường hợp của bạn, nếu bạn có yêu cầu, các Thừa phát lại sẽ có mặt tại địa điểm bạn và bên đối tác làm việc và trao đổi. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình, các Thừa phát lại sẽ ghi âm/ghi hình toàn bộ cuộc trao đổi làm việc của bạn và đối tác và xác lập vi bằng. Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, đồng thời đính kèm các đĩa ghi âm/ghi hình. Vi bằng được lập xong sẽ được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc, có giá trị chứng cứ trước Tòa hoặc các quan hệ pháp lý khác, là cơ sỡ vững chắc giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình. Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 61/2009/nĐ-CP của Chinh phủ thì : "Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà nước cho văn phòng Thừa phát lại." Chào Văn phòng, Tôi tên Hà, ở Thủ Đức. Tôi muốn hỏi Thừa phát lại là gì? vì tôi đọc tài liệu thấy hơi khó hiểu. Cảm ơn Văn phòng!
(Thúy Hà,05/02/2015)
Chào Chị Hà! Cảm ơn Chị đã quan tâm đến Thừa phát lại! Để tìm hiểu về Thừa phát lại, Chị có thể tham khảo Sơ đồ sau: Như Vậy, Để trả lời câu hỏi " Thừa phát lại là ai?", chỉ cần chú ý mấy vấn đề: Thứ nhất, Thừa phát lại là người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm, thực hiện các công việc: 1. Lập vi bằng làm chứng cứ; 2. Tổ chức thi hành án dân sự tương đương thẩm quyền Chi cục Thi hành án dân sự; 3. Xác minh tài sản để thi hành án; 4. Tống đạt văn bản, giấy tờ. Cụ thể, Chị Hà có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.thuaphatlaithuduc.vn/vn/cac-cong-viec-thua-phat-lai.html Thứ hai: Phí Thừa phát lại theo nguyên tắc thỏa thuận; Thứ ba: Vì cơ chế làm việc theo thỏa thuận, nên Thừa phát lại có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, đảm bảo an toàn pháp lý cho khách hàng. Thứ tư, hoạt động Thừa phát lại do Sở Tư Pháp quản lý. Hy vọng có thể phục vụ Chị trong tương lai! Thân ái!
|