Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Vi bằng

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi

Ngày 18/3/2015, Báo Lao Động có đăng bài "Nhân viên ngân hàng và công an phường phá cửa nhà dân xiết nợ" (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), mô tả lại việc Ngân hàng Việt Nam Thị Vượng VPBank thu giữ tài sản.

Có bạn đọc gửi thư hỏi Việc thu giữ tài sản như vậy có đúng luật không? Và Thừa Phát Lại có thể tham gia trong trường hợp này không?

Văn phòng xin được phép trả lời như sau:

1. Về cơ sở pháp lý của việc thu giữ tài sản thế chấp.

Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm có quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý:

"1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm".

Như vậy, nếu chỉ dựa vào tình huống mà Bài Báo đã nêu (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), thì chưa đủ cơ sở để xác định sự việc đúng sai thế nào, vì còn phải căn cứ vào Hợp đồng thế chấp, cũng như các quy định có liên quan như Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, TTLT 16 ngày 6/6/2014... và việc Ngân hàng VPBank có thực hiện đúng trình tự thu giữ hay chưa.

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất đáng phấn tích thấu đáo về phương pháp, trình tự thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Về sự tham gia của Thừa Phát Lại

Trong những loại việc tương tự, Thừa Phát lại đã từng tham gia theo yêu cầu của Khách hàng. Yêu cầu này có thể xuất phát từ cả hai phía: có khi là yêu cầu từ Bên Thu giữa tài sản, hoặc có khi là yêu cầu từ bên bị thu giữ tài sản.

  1. Đối với bên thu giữ tài sản:
    Thừa Phát Lại có thể tham gia thực hiện hai việc để đảm bảo trình tự, và quyền lợi hợp pháp của các bên:
    - Một là: Lập vi bằng ghi nhận việc giao Thư Thông báo cho các bên liên quan về việc thu hồi tài sản thế chấp; Vi bằng này là cơ sở chứng minh Bên nhận thế chấp đã gửi thư thông báo cho bên bị thu giữ tài sản.
    - Hai là: Lập vi bằng ghi nhận sự kiện thu hồi tài sản thế chấp: bao gồm cả việc mở khóa, kiểm kê tài sản, niêm phong tài sản... Vi bằng này nhằm chứng minh việc thu giữ tài sản hoàn toàn khách quan, theo trình tự luật định
  2. Đối với phía người bị thu hồi tài sản
    Người bị thu giữ tài sản có quyền yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện Ngân hàng thu hồi tài sản. Nếu việc thu hồi này không đúng trình tự pháp luật quy định, thì vi bằng của Thừa Phát lại là chứng cứ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi tài sản.

vb_lay_nha_kiem ke tai sani

(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng mở cửa, kiểm kê tài sản)

Trong quá trình lập vi bằng, Thừa Phát lại sẽ quay phim, chụp hình, mô tả lại toàn bộ quá trình giao thông báo, hoặc toàn bộ quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng có giá trị chứng cứ, được giao cho Bên yêu cầu lập vi bằng để tùy nghi sử dụng trong khuôn khổ pháp luật.

(Thừa phát lại Thủ Đức) -Trên chuyên mục Pháp luật>> Tư vấn của Báo điện tử VnExpress ngày 28.02.2015, bạn đọc Hữu Duyên có đăng tải câu hỏi nhờ tư vấn như sau: “Tôi thường ghi âm những cuộc trao đổi quan trọng giữa mình và đối tác làm ăn. Tôi muốn biết khi xảy ra việc phải nhờ đến toà giải quyết, tôi có thể sử dụng nội dung ghi âm này là bằng chứng bảo vệ mình hay không?”

Hỗ trợ từ phía Thừa phát lại:

Chào bạn!

Thực tế hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp giống như bạn, phổ biến là các trường hợp cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ, lời khai, lời làm chứng nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng.

Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập.

Điều 82 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau:

- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

…;

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Đối chiếu quy định này có thể thấy băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ nếu “được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan của việc thu âm, thu hình đó” theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sửa đổi bổ sung năm 2011. Tức rằng, băng ghi âm đó phải được xuất trình cùng biên bản làm việc về nội dung cụ thể trong băng có đầy đủ chữ ký của các bên hoặc các bên đều thừa nhận trước Tòa án giọng nói trong băng ghi âm là của mình, ngày giờ diễn ra sự việc…

Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì băng ghi âm do bạn cung cấp cho Tòa chỉ được xem là nguồn chứng cứ tức rằng để Tòa tham khảo và cần sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định có phải là chứng cứ hay không như giám định giọng nói trong băng ghi âm.

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc bạn tự thu thập chứng cứ để phục vụ các vụ việc pháp lý có liên quan sau này sẽ gặp 2 trở ngại: Thứ nhất là kỹ năng, phương pháp thu thập chứng cứ sao cho đầy đủ, thuyết phục. Thứ hai, bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xác thực của băng ghi âm.

 Vậy, có cơ quan hay tổ chức nào có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này? Câu trả lời là các văn phòng Thừa phát lại.

DSC01095

Thừa phát Trịnh Văn Tốt (ngoài cùng bên trái)-VP Thừa phát lại Q. Thủ Đức

đang lập vi bằng ghi nhận cuộc họp

Các văn phòng Thừa phát lại là tổ chức được nhà nước thành lập, có các Thừa phát lại được nhà nước bổ nhiệm trao cho các thẩm quyền mang tính quyền lực công mà trong đó có thẩm quyền lập vi bằng.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, nếu bạn có yêu cầu, các Thừa phát lại sẽ có mặt tại địa điểm bạn và bên đối tác làm việc và trao đổi. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình, các Thừa phát lại sẽ ghi âm/ghi hình toàn bộ cuộc trao đổi làm việc của bạn và đối tác và xác lập vi bằng. Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, đồng thời đính kèm các đĩa ghi âm/ghi hình.

Vi bằng được lập xong sẽ được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc, có giá trị chứng cứ trước Tòa hoặc các quan hệ pháp lý khác, là cơ sỡ vững chắc giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình.

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chinh phủ thì : "Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà nước cho văn phòng Thừa phát lại."

Chào Chị Hà!

Cảm ơn Chị đã quan tâm đến Thừa phát lại!

Để tìm hiểu về Thừa phát lại, Chị có thể tham khảo Sơ đồ sau:

SDTD_TPL

Như Vậy, Để trả lời câu hỏi " Thừa phát lại là ai?", chỉ cần chú ý mấy vấn đề:

Thứ nhất, Thừa phát lại là người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm, thực hiện các công việc:

1. Lập vi bằng làm chứng cứ;

2. Tổ chức thi hành án dân sự tương đương thẩm quyền Chi cục Thi hành án dân sự;

3. Xác minh tài sản để thi hành án;

4. Tống đạt văn bản, giấy tờ.

Cụ thể, Chị Hà có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.thuaphatlaithuduc.vn/vn/cac-cong-viec-thua-phat-lai.html

Thứ hai: Phí Thừa phát lại theo nguyên tắc thỏa thuận;

Thứ ba: Vì cơ chế làm việc theo thỏa thuận, nên Thừa phát lại có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, đảm bảo an toàn pháp lý cho khách hàng.

Thứ tư, hoạt động Thừa phát lại do Sở Tư Pháp quản lý.

Hy vọng có thể phục vụ Chị trong tương lai!

Thân ái!

 

Kính chào anh Hoàng!

Cảm ơn anh đã quan tâm đến hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức!

Vì câu hỏi của anh không cụ thể cần lập vi bằng về vấn đề gì, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về mặt pháp lý, nên Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức chỉ có thể tư vấn cho anh về thu tục chung.

Thủ tục Thỏa thuận lập vi bằng rất đơn giản, anh cứ trình bày sự việc mà anh cần lập vi bằng, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về pháp lý, Thừa phát lại sẽ tư vấn cho anh cần lập vi bằng nội dung gì.

Ví dụ: Anh mua bán nhà, cần tạo lập chứng cứ về việc giao dịch, giao nhận tiền, nhà, Thừa phát lại sẽ tư vấn lập vi bằng ghi nhận sự kiện các bên thực hiện giao dịch, giao nhận tiền, nhà.

Sau đó, giữa anh và Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức sẽ ký hợp đồng dịch vụ, và thực hiện ngay việc lập vi bằng theo yêu cầu của anh, hoặc lập vi bằng theo thời gian, địa điểm mà anh yêu cầu (không phụ thuộc giờ hành chính, hoặc địa giới hành chính).

Về mức phí lập vi bằng: Tùy theo tính chất sự việc lập vi bằng, thời gian, địa điểm... mà Thừa phát lại có thể thông báo chi phí cụ thể để anh quyết định.

Hy vọng có thể được phục vụ anh trong tương lai, anh có thể trao đổi chi tiết sự việc qua số Hotline 01234 112 115 hoặc Email: Thuaphatlaithuduc@gmail.com, hoặc đến địa chỉ 41, Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức để trao đổi trực tiếp.

Thân ái!

Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội cổ đông của Doanh nghiệp

(Ảnh: Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội đồng cổ đông của Doanh nghiệp)

(Thừa phát lại Thủ Đức)-Mức phí thi hành án tại các văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
- Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự. Cụ thể,  mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.
Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án
- Đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm với đương sự về chi phí thực hiện công việc.
- Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 17 của Thông tư này
- Trường hợp được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, người phải thi hành án có đơn đề nghị gửi Văn phòng Thừa phát lại kèm theo các tài liệu chứng minh. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và tài liệu của đương sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại xem xét, quyết định. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm và thực hiện việc chi trả số tiền được miễn, giảm cho Văn phòng Thừa phát lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, đồng thời tổng hợp số kinh phí phải thực hiện để đề nghị Bộ Tư pháp cấp bổ sung. Nếu đề nghị miễn, giảm bị từ chối thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải trả lời bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.
Căn cứ pháp lý:
Một độc giả quan tâm đến chế định Thừa phát lại gửi email về chuyên trang Tìm hiểu về chế định Thừa phát lại và hỏi với nội dung như sau:
"Tôi nhà ở Quận Gò Vấp. Hôm rồi, tôi đang ở nhà thì có 1 người xưng là Thư ký Văn phòng Thừa phát lại Quận X đến gửi giấy của Tòa án Gò Vấp cho người tên là Nguyễn Văn B, địa chỉ gửi ghi trên giấy đúng là địa chỉ nhà của tôi. Người tên B là chủ cũ căn nhà đã bán sang tên tôi, sổ đỏ mới đứng tên tôi. Hiện giờ tôi cũng không biết người tên B này đang ở đâu nữa. Nghe tôi nói vậy, Thư ký Văn phòng Thừa phát lại gọi tổ trưởng dân phố tới rồi dán giấy của Tòa án lên cửa nhà tôi. Thấy vô lý nên tôi không cho phép thì Thư ký này nói rằng đây là giấy của Tòa án, giờ người cần gửi giấy đã chuyển đi nơi khác mà không biết đi đâu nên họ dán giấy lên cửa nhà tôi. Nếu mà tôi không cho dán là tự chịu trách nhiệm!? Xin hỏi tại sao giấy của tòa án mà người của Văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Tại sao họ lại dán giấy lên nhà tôi? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng tôi không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của tôi đối với căn nhà hay không?" 
Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
 Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báoNiêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này.  Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!
Đức Hoài (Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức)

Bạn GIANG PHƯỢNG, Nữ 28 tuổi:
Vì sao lại đặt tên Thừa phát lại nghe khó hiểu quá? Sao không tìm một cái tên nào đó dễ hiểu và dễ nhớ để ít nhất những người dân ít học họ cũng hiểu cơ quan này làm chức năng gì chứ? Nếu như đã có cơ quan Thi hành án rồi thì nhiệm vụ của Thừa phát lại để làm gì?

Ông NGUYỄN ĐỨC CHÍNH, Thứ trưởng Bộ Tư pháp:

Tên gọi "thừa phát lại" là một thuật ngữ có gốc Hán - Việt và có tính lịch sử, nó được tồn tại ở miền Nam Việt
Nam  trong thời kỳ trước năm 1975. Tên "thừa phát lại" đã đi vào tiềm thức của người dân phía  Nam . Nghĩa của nó chỉ một người công lại (một người không phải nhân viên nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực nhà nước vì người đó được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). Trong vốn từ ngữ Việt  Nam  hiện nay, cũng có người đề xuất có tên khác như: thừa hành viên, ở các tỉnh phía Bắc cũng có thời kỳ có các nhân vật "mõ tòa". Nhưng xét về tổng thể, thừa phát lại không chỉ là thừa hành viên, thừa phát lại cũng không chỉ là mõ tòa.


Thực ra cũng rất chia sẻ với bạn rằng tên "thừa phát lại" đúng là khá lạ, bản thân tôi là người nghiên cứu về chế định này đã nhiều năm, và các nhà khoa học thảo luận trong nhiều hội thảo cũng đề xuất nhiều thuật ngữ khác nhưng cuối cùng đã thống nhất lấy tên gọi thừa phát lại là phù hợp nhất. Tôi cho rằng lúc đầu "thừa phát lại" có thể lạ với một số người, nhưng với những người sống trước năm 1975 ở các tỉnh phía Nam thì không thấy lạ. Tôi lấy ví dụ, những năm 80 của thế kỷ trước, ở các tỉnh phía Bắc nghe từ "cử nhân luật" rất lạ tai, nhưng nay thì từ này rất quen. Tôi hy vọng rằng sau 5, 10 năm nữa, bạn và nhiều người dân sẽ thấy từ này rất thân thuộc.
Về việc đã có thi hành án rồi, sao lại còn có thừa phát lại: đây là một câu hỏi khá hay. Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp. Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại. Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án, đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. 

Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự. Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.
Tại sao cả thi hành án và thừa phát lại đều tổ chức thi hành án? Ý nghĩa chung ở đây là thí điểm xã hội hóa các công việc mà cơ quan nhà nước đang làm, giảm tải gánh nặng các công việc và tài chính của nhà nước. Do vậy, thừa phát lại có một ý nghĩa khác và đó cũng là mục đích tại sao lại cho thí điểm tổ chức thừa phát lại.

Nguồn: Thừa phát lại Phúc Yên

Luật sư hay Thừa phát lại khi tham gia vào việc cho vay tiền của bạn thì cũng với tư cách là người làm chứng. Luật sư chứng cho việc vay tiền với tư cách là 1 người chứng thông thường như một người với tư cách cá nhân.
Khác với luật sư, tư cách làm chứng của Thừa phát lại là đương nhiên do pháp luật quy định và Vi bằng do Thừa phát lại lập đã có giá trị chứng cứ mà không cần chứng minh hay xác minh gì thêm.
Đối với hợp đồng vay tiền do luật sư chứng nếu xảy ra rủi ro mà các bên tranh chấp, kiện nhau ra toà thì để phục vụ cho việc giải quyết vụ việc, Toà phải mời vị luật sư đã chứng hợp đồng đó lên đối chất với tư cách là người làm chứng. Nếu vì một lý do gì đó mà vị luật sư này không thể tham gia hay có mặt tai Toà án để đối chất thì sao? Lúc đó, tuỳ trường hợp mà toà án giải quyết nhưng chắc chắn thời gian giải quyết vụ việc của vụ việc sẽ lâu hơn bình thường. Toà cũng có thể phải tiến hành thủ tục xác minh chữ ký, dấu vân tay…vv của các bên tham gia giao dịch nếu thấy cần thiết.
Còn đối với vi bằng của Thừa phát lại, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên chỉ cần đưa vi bằng của Thừa phát lại cho toà án. Toà án sẽ căn cứ vào vi bằng để giải quyết vụ việc mà không phải mời Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đã lập vi bằng cho bạn lên để đối chất. Bởi vì bản thân vi bằng đã có giá trị chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại được lập theo một quy trình thủ tục chặt chẽ, bao gồm lời chứng của Thừa phát lại, hình ảnh các bên lập và ký vào hợp đồng vay, hình ảnh các bên giao nhận tiền và vi bằng được đăng ký tại sở tư pháp trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày lập nên có giá trị chứng cứ cao.


Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng