Video Thống kê
|
Hướng nghiệpDưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất. Gửi câu hỏiĐầu tiên, Ban quản trị trang thừa phát lại Sài Gòn cảm ơn câu hỏi của bạn. Về vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau: 1. Về tiêu chuẩn Thừa phát lại Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CĐ quy định: "Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại 1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. 2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật. 3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật. 4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này. 5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại". 2. Về vai trò của Thừa phát lại Điều 3 Nghị định số 08/2002/NĐ-CP quy định 1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc giao nhận giấy tờ giữa Tòa án, cơ quan thi hành án, viện kiểm sát nhân dân với đương sự. 2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này => Là công việc nhằm ghi nhận, xác lập các chứng cứ mà thừa phát lại chứng kiến. 3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc xác minh tài sản. 4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc tương tự với Chi cục thi hành án dân sự. 3. Về vấn đề lương bổng Do văn phòng thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tư nhân tự bỏ vốn thành lập, nhà nước chỉ quản lý về mặt hành chính nên lương thì theo cơ chế thỏa thuận. Nếu là thừa phát lại hợp danh thì do các thừa phát lại hợp danh cùng thỏa thuận với nhau; Nếu là thừa phát lại hợp đồng thì sẽ thỏa thuận với các thừa phát lại hợp danh (Nếu văn phòng tổ chức theo mô hình công ty hợp danh); thỏa thuận với Trưởng văn phòng (nếu tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân). Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?
(Nguyễn Văn Đức,15/09/2020)
Trả lời cho câu hỏi của một bạn sinh viên luật sắp ra trường: "Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?" Để trở thành một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại điều kiện đầu tiên là bạn cần tốt nghiệp trung cấp luật hoặc một chứng chỉ đào tạo chuyên ngành luật cao hơn. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại hỗ trợ Thừa phát lại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Về cơ bản, các công việc của Thừa phát lại gồm có: tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án. Chính vì vậy, Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc thực hiện các công việc nêu trên. Cụ thể từng việc có thể được nêu chi tiết hơn như sau: - Trong hoạt động tống đạt, thông thường các văn phòng Thừa phát lại sẽ có 2 bộ phận: thứ nhất là thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt và thứ 2 là bộ phận quản lý tống đạt. Thư ký tống đạt thực hiện việc tống đạt văn bản của các cơ quan ban hành như Tòa án, Cơ quan Thi hành án, Viện kiểm sát đến các cơ quan, đương sự theo yêu cầu và đúng quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật liên quan. Thư ký nghiệp vụ tống đạt, trực tiếp và chủ động thực hiện việc tống đạt như: nhận văn bản tại các cơ quan ban hành, trực tiếp gặp đương sự để trao đổi và giao văn bản, liên hệ với các đơn vị như: công an xã, phường, ủy ban nhân dân phường, xã, tổ dân phố,… để phối hợp trong việc thực hiện tống đạt. Bộ phận còn lại quản lý về mặt thống kê số lượng văn bản, kiểm duyệt tính chính xác của các văn bản do thư ký tống đạt thực hiện, liên hệ và làm việc theo ủy quyền của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan ban hành về việc thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ tống đạt,… - Trong hoạt động lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tìm hiểu, tiếp nhận hồ sơ liên quan đến việc lập vi bằng. Tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, Thư ký nghiệp vụ thực hiện các công việc như: chụp hình, quay phim, ghi chép diễn biến sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, liên hệ các bên liên quan,… theo sự hướng dẫn của Thừa phát lại. Sau khi lập vi bằng tại hiện trường, Thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc soạn thảo nội dung vi bằng về sự kiện đã được ghi nhận. - Trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án, các hoạt động chủ yếu được Thừa phát lại thực hiện, Thư ký nghiệp vụ giúp việc cho Thừa phát lại theo các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể như: liên hệ các đơn vị liên quan trong việc thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án, soạn thảo các văn bản, công văn, quyết định liên quan đến việc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án. Thực hiện công việc với tư cách là một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ là cơ hội để một cử nhân luật hoặc một bạn trẻ mới kết thúc việc đào tạo chuyên ngành luật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với đương sự và được tham gia sâu vào công việc nghề có tính thực tiễn. Thư ký nghiệp vụ được rèn luyện tính chủ động trong công việc và phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, tra cứu văn bản pháp luật và giải quyết vấn đề - những nền tảng quan trọng của một bạn trẻ khi bước vào nghề luật. Chào Văn phòng, Em đang là Sinh viên, không biết để trở thành Thừa phát lại cần có những điều kiện gì?
(Hoàng My,02/02/2015)
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Nghề Thừa phát lại! Bạn có thể tham khảo sơ đồ sau để hiểu thêm điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại: Theo Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 135/NĐ-CP thì Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Tiêu chuẩn bổ nhiệm như sau: Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại 1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; 2. Không có tiền án; 3. Có bằng cử nhân luật; 4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; 5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; 6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, điều kiện tối thiểu là phải có bằng cử nhân luật. Chúc bạn học tốt nhé! Hy vọng chúng ta sẽ là đồng nghiệp trong tương lai. Thân ái! điều kiện để trở thành Công chứng viên
(,22/07/2014)
Bạn tham khảo các quy định của Luật Công chứng năm 2014 dưới đây nhé: Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1. Có bằng cử nhân luật; 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Điều 9. Đào tạo nghề công chứng 1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. 2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng 1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng: a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. 2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng 1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự. Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. 2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự. 3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự. Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự. Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng. 5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng. 6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên 1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. 2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm: a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; b) Phiếu lý lịch tư pháp; c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật; d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật; đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này; e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng; g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. 4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm. |