Video Thống kê
|
Thừa Phát Lại tham gia thu giữ tài sản như thế nào?Ngày 18/3/2015, Báo Lao Động có đăng bài "Nhân viên ngân hàng và công an phường phá cửa nhà dân xiết nợ" (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), mô tả lại việc Ngân hàng Việt Nam Thị Vượng VPBank thu giữ tài sản. Có bạn đọc gửi thư hỏi Việc thu giữ tài sản như vậy có đúng luật không? Và Thừa Phát Lại có thể tham gia trong trường hợp này không? Văn phòng xin được phép trả lời như sau: 1. Về cơ sở pháp lý của việc thu giữ tài sản thế chấp. Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm có quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý: "1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm: a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên. b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. 3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm. 4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường. 5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm". Như vậy, nếu chỉ dựa vào tình huống mà Bài Báo đã nêu (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), thì chưa đủ cơ sở để xác định sự việc đúng sai thế nào, vì còn phải căn cứ vào Hợp đồng thế chấp, cũng như các quy định có liên quan như Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, TTLT 16 ngày 6/6/2014... và việc Ngân hàng VPBank có thực hiện đúng trình tự thu giữ hay chưa. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất đáng phấn tích thấu đáo về phương pháp, trình tự thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật. 2. Về sự tham gia của Thừa Phát Lại Trong những loại việc tương tự, Thừa Phát lại đã từng tham gia theo yêu cầu của Khách hàng. Yêu cầu này có thể xuất phát từ cả hai phía: có khi là yêu cầu từ Bên Thu giữa tài sản, hoặc có khi là yêu cầu từ bên bị thu giữ tài sản.
(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng mở cửa, kiểm kê tài sản) Trong quá trình lập vi bằng, Thừa Phát lại sẽ quay phim, chụp hình, mô tả lại toàn bộ quá trình giao thông báo, hoặc toàn bộ quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp. Vi bằng có giá trị chứng cứ, được giao cho Bên yêu cầu lập vi bằng để tùy nghi sử dụng trong khuôn khổ pháp luật. Trả lời bởi : Ping
|