Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Hiện em muốn tìm hiểu rõ về ngành thừa phát lại như điều kiện tiêu chuẩn như thế nào để được làm thừa phát lại và giá trị cũng như vai trò của thừa phát lại. đặc biệt là lương bổng khi mình được nhận vào việc ạ.
em là Sinh Viên Đại học Luật.

Đầu tiên, Ban quản trị trang thừa phát lại Sài Gòn cảm ơn câu hỏi của bạn. Về vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Về tiêu chuẩn Thừa phát lại

Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CĐ quy định:

"Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bng tt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại".

2. Về vai trò của Thừa phát lại

Điều 3 Nghị định số 08/2002/NĐ-CP quy định

1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc giao nhận giấy tờ giữa Tòa án, cơ quan thi hành án, viện kiểm sát nhân dân với đương sự.

2. Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này => Là công việc nhằm ghi nhận, xác lập các chứng cứ mà thừa phát lại chứng kiến.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc xác minh tài sản.

4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc tương tự với Chi cục thi hành án dân sự.

3. Về vấn đề lương bổng

Do văn phòng thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tư nhân tự bỏ vốn thành lập, nhà nước chỉ quản lý về mặt hành chính nên lương thì theo cơ chế thỏa thuận. Nếu là thừa phát lại hợp danh thì do các thừa phát lại hợp danh cùng thỏa thuận với nhau; Nếu là thừa phát lại hợp đồng thì sẽ thỏa thuận với các thừa phát lại hợp danh (Nếu văn phòng tổ chức theo mô hình công ty hợp danh); thỏa thuận với Trưởng văn phòng (nếu tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân).


Trả lời bởi : TPL Đức Hoài


Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng