Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Lĩnh vực khác

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi

Xin góp ý với bạn như sau:

Những người đồng thừa kế tài sản phải làm thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan công chứng nơi có tài sản chứ không phải biên bản họp gia đình như bạn nói.

Biên bản họp gia đình bạn nên đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất nhờ họ lập vi bằng để đảm bảo tính pháp lý.

Trong tờ khai nhận di sản, người nhận di sản có quyền tặng cho người đồng thừa kế khác phần của mình ngay lúc khai nhận di sản. Người đồng thừa kế có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình đến cơ quan công chứng khai nhận và tặng cho phần của mình.

Do đó người đang thi hành án phạt tù có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các việc trên. Bạn có thể nhờ cơ quan công chứng gần trại giam thực hiện việc ủy quyền.

Nếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, 41 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 01234.112.115. Đặc biệt chúng tôi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng khi bạn cần.

Chào bạn,

Truờng hợp của bạn thuộc lĩnh vực liên quan đến bí mật nhân thân và đời tư nên đề nghị bạn vui lòng làm việc với văn phòng chúng tôi chi tiết va cụ thể để có huớng giúp bạn.

Xin bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, số 41 Nguyễn Văn Bá, phuờng Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM.

Trong thời gian này, bạn nên nhờ chuyên gia đến nhà bạn để kiểm tra xem có bị lắp đặt máy quay ở vị trí nào đó trong nhà của bạn không nhé!

Thân ái chào bạn.

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Căn cứ điều 202 luật đất đai năm 2013 thẩm quyền hòa giải thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Nếu hòa giải thành thì gửi biên bản đó đến Phòng tài nguyên và môi trường để công nhận việc thay đổi ranh giới đất và cấp mới giấy chứng nhận.

Nếu hòa giải không thành, bạn khởi kiện ra Tòa án nếu có giấy chứng nhận hoặc có đủ các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai năm 2013; hoặc UBND cấp có thẩm quyền.

Khi đó, cơ quan giải quyết sẽ có chuyên môn để xác định ranh giới thửa đất bị chồng ranh như bạn trình bày.

Song song đó, bạn co thể nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng ranh đất chồng lấn như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho mình sau này.

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Cá nhân công dân có quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật bảo vệ được quy định tại điều 21 Hiến pháp năm 2013;

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2005 cụ thể hóa tại các điều 31: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh  và Điều 38: Quyền bí mật đời tư ; đồng thời Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định các cách thức để bạn bảo vệ quyền nhân thân của mình tại Điều 25 BLDS năm 2005.

Mặt khác, nếu bạn bị xâm phạm về quyền nhân thân như hình ảnh, bí mật đời tư, gia đình … mà gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, danh dự, uy tín … bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình theo quy định tại điều 612 BLDS năm 2005.

Do bạn không nói rõ bạn phát hiện mình bị quay lén trên kênh thông tin nào, ví dụ như: trang web, youtube, facebook hay báo mạng … nên giúp bạn chung như sau:

Nếu bạn phát hiện thông tin nhân thân của mình ở đâu như trang web, youtube, facebook hay báo mạng … bạn phải nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hình ảnh của bạn bị sử dụng và nguồn dẫn của hình ảnh đó; từ căn cứ là vi bằng, bạn mới có đủ chứng cứ làm làm đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra để họ điều tra xem ai làm người đăng tin hay sử dụng hình ảnh của bạn. Tùy mức độ vi phạm Cơ quan điều có thể khởi tố vụ án, xử lý phạt hành chính hay hướng dẫn bạn khởi kiện ra Tòa án.

Tại TP HCM bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, hotline: 01234.112.115 hoặc 0989.113.216

Các loại giấy tờ nhà  đất từ trước đến nay? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau điểm nào?Giấy trắng nhà đất là gì?

STT
Loại giấy
Tên gọi/Đặc điểm
Văn bản quy định
01
- Giấy chứng nhận tạm giao quyền sử dụng đất ở do UBND cấp huyện ký cấp.
- Áp dụng cấp cho đất có nhà ở tại đô thị
 
Không có
02
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn)
- Loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng, gồm: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn.
- Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
-Giấy do Tổng cục Quản lý ruộng đất
 nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành
- Quyết định 201-QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất
- Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và - - - Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Quản lý ruộng đất
 
03
Giấy hồng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Cấp cho khu vực đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn)
- Giấy này có màu hồng nhạt do UBND cấp tỉnh cấp, sau đó được uỷ quyền lại cho UBND quận, thị xã cấp theo địa bàn
- Giấy do Bộ Xây dựng phát hành và do có bìa màu hồng nhạt nên thường được gọi là giấy hồng.
- Giấy này mục đích là để thay thế Giấy trắng (STT 01 nói trên)
- Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- Nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước
04
Giấy tím
- Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước
 – Giấy có màu tím do Bộ Tài chính ban hành
 
- Quy chế quản lý và sử dụng nhà làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 399TC/QLCS ngày 17/5/1995 của Bộ tài chính
- Quyết định 20/1999/QĐ-BTC ngày
05
Giấy đỏ
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
- Giấy có bìa màu đỏ, do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành
- Giấy này chỉ công nhận quyền sử dụng đất ở và ghi nhận tài sản trên đất mà không công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Muốn xác lập quyền sở hữu, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về GCNQSDĐ
06
Giấy hồng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
- Giấy có bìa màu hồng do Bộ xây dựng ban hành mẫu và để ghi nhận quyền sở hữu tài sản trên đất của chủ sở hữu, khắc phục hạn chế của giấy đỏ (STT 05)
- Chủ sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cần đồng thời có 2 loại giấy: Một giấy hồng mới chứng nhận quyền sở hữu tài sản và một giấy đỏ mới chứng nhận quyền sử dụng đất
=> Luật đất đai 2003 có 1 bước tiến là quy định giấy đỏ (STT 02), giấy hồng (STT 03), giấy tím (STT 04) về 1 loại giấy duy nhất nhưng do sự mập mờ trong câu ngôn ngữ pháp lý (Khoản 4 Điều 48 Luật đất đai 2003) dẫn đến việc ra đời và lặp lại sự song song tồn tại của 2 loại giấy hồng, giấy đỏ gây khó khăn cho người dân
- Trong giai đoạn này, một số địa phương  (Đà Nẵng…) đã linh động thừa nhận quyền sở hữu tài sản trên đất vào giấy đỏ
- Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005
07
Giấy hồng mới nhất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Giấy chứng nhận này do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
 
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009
 
Không có người tham gia đấu giá, trả giá ở ở buổi đấu giá tài sản không được xem là đấu giá tài sản không thành? Đây là quan điểm của một số chuyên gia pháp lý thời gian qua
Một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo xin chỉ đạo, hướng dẫn đối với trường hợp tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án đã được đưa ra bán đấu giá công khai nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá. Về vấn đề nay, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với nhiều cơ quan liên quan. Trên cơ sở cuộc họp liên ngành và văn bản góp ý của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, ngày  27/02/2013 Bộ Tư pháp có Công số 1569 /BTP-TCTHADS hướng dẫn về xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá với những nội dung cơ bản như sau:
1. Về việc xử lý tài sản bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá
Điều 104 Luật Thi hành án dân sự về xử lý tài sản bán đấu giá không thành quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu tiếp tục thông báo bán đấu giá thì cũng không bán được, dẫn đến việc xử lý tài sản kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.
Do đó, việc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án phải tuân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị địnhsố 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ và xem xét áp dụng quy định Điều 202 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể: trong quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì cơ quan thi hành án dân sự cần kiểm tra lại quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án thì phải tổ chức thực hiện lại đúng với quy định của pháp luật. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá được coi là trường hợp bán đấu giá tài sản không thành để áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự tiếp tục xử lý tài sản thi hành án.
 2. Chi phí trong trường hợp bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá
Các khoản chi phí hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản cưỡng chế thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá áp dụng theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc tạm ứng, thu, chi theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trích: Website Tổng cục thi hành án dân sự
Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu (Phòng Công chứng cung cấp).
+ Văn bản nhận tài sản thừa kế do người thừa kế tự soạn thảo có nội dung theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc yêu cầu Phòng Công chứng soạn thảo.

+ Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.
- Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)
- Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
+ Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:
- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
- Di chúc (nếu có)
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);

- Số lượng hồ sơ: 04 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong buổi làm việc nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công chứng.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản nhận tài sản thừa kế đã được công chứng.
- Phí:
+ Tên: phí công chứng.
+ Mức phí: Tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch cụ thể như sau:
Số TT GIÁ TRỊ TÀI SẢN HOẶC GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH MỨC THU ( ĐỒNG/ TRƯỜNG HỢP)
1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn

3
Từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch


4
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Trên 10 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người có yêu cầu công chứng trực tiếp đến cơ quan công chứng hoặc yêu cầu Công chứng viên trực tiếp đến tận nơi cá nhân có yêu cầu để công chứng.

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng