Video Thống kê
|
Tư vấnDưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất. Gửi câu hỏiĐầu tiên, Ban quản trị trang thừa phát lại Sài Gòn cảm ơn câu hỏi của bạn. Về vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau: 1. Về tiêu chuẩn Thừa phát lại Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CĐ quy định: "Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại 1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. 2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật. 3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật. 4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này. 5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại". 2. Về vai trò của Thừa phát lại Điều 3 Nghị định số 08/2002/NĐ-CP quy định 1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc giao nhận giấy tờ giữa Tòa án, cơ quan thi hành án, viện kiểm sát nhân dân với đương sự. 2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này => Là công việc nhằm ghi nhận, xác lập các chứng cứ mà thừa phát lại chứng kiến. 3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc xác minh tài sản. 4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan => Là công việc tương tự với Chi cục thi hành án dân sự. 3. Về vấn đề lương bổng Do văn phòng thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tư nhân tự bỏ vốn thành lập, nhà nước chỉ quản lý về mặt hành chính nên lương thì theo cơ chế thỏa thuận. Nếu là thừa phát lại hợp danh thì do các thừa phát lại hợp danh cùng thỏa thuận với nhau; Nếu là thừa phát lại hợp đồng thì sẽ thỏa thuận với các thừa phát lại hợp danh (Nếu văn phòng tổ chức theo mô hình công ty hợp danh); thỏa thuận với Trưởng văn phòng (nếu tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân). Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?
(Nguyễn Văn Đức,15/09/2020)
Trả lời cho câu hỏi của một bạn sinh viên luật sắp ra trường: "Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?" Để trở thành một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại điều kiện đầu tiên là bạn cần tốt nghiệp trung cấp luật hoặc một chứng chỉ đào tạo chuyên ngành luật cao hơn. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại hỗ trợ Thừa phát lại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Về cơ bản, các công việc của Thừa phát lại gồm có: tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án. Chính vì vậy, Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc thực hiện các công việc nêu trên. Cụ thể từng việc có thể được nêu chi tiết hơn như sau: - Trong hoạt động tống đạt, thông thường các văn phòng Thừa phát lại sẽ có 2 bộ phận: thứ nhất là thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt và thứ 2 là bộ phận quản lý tống đạt. Thư ký tống đạt thực hiện việc tống đạt văn bản của các cơ quan ban hành như Tòa án, Cơ quan Thi hành án, Viện kiểm sát đến các cơ quan, đương sự theo yêu cầu và đúng quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật liên quan. Thư ký nghiệp vụ tống đạt, trực tiếp và chủ động thực hiện việc tống đạt như: nhận văn bản tại các cơ quan ban hành, trực tiếp gặp đương sự để trao đổi và giao văn bản, liên hệ với các đơn vị như: công an xã, phường, ủy ban nhân dân phường, xã, tổ dân phố,… để phối hợp trong việc thực hiện tống đạt. Bộ phận còn lại quản lý về mặt thống kê số lượng văn bản, kiểm duyệt tính chính xác của các văn bản do thư ký tống đạt thực hiện, liên hệ và làm việc theo ủy quyền của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan ban hành về việc thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ tống đạt,… - Trong hoạt động lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tìm hiểu, tiếp nhận hồ sơ liên quan đến việc lập vi bằng. Tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, Thư ký nghiệp vụ thực hiện các công việc như: chụp hình, quay phim, ghi chép diễn biến sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, liên hệ các bên liên quan,… theo sự hướng dẫn của Thừa phát lại. Sau khi lập vi bằng tại hiện trường, Thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc soạn thảo nội dung vi bằng về sự kiện đã được ghi nhận. - Trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án, các hoạt động chủ yếu được Thừa phát lại thực hiện, Thư ký nghiệp vụ giúp việc cho Thừa phát lại theo các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể như: liên hệ các đơn vị liên quan trong việc thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án, soạn thảo các văn bản, công văn, quyết định liên quan đến việc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án. Thực hiện công việc với tư cách là một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ là cơ hội để một cử nhân luật hoặc một bạn trẻ mới kết thúc việc đào tạo chuyên ngành luật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với đương sự và được tham gia sâu vào công việc nghề có tính thực tiễn. Thư ký nghiệp vụ được rèn luyện tính chủ động trong công việc và phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, tra cứu văn bản pháp luật và giải quyết vấn đề - những nền tảng quan trọng của một bạn trẻ khi bước vào nghề luật. Tôi cần tư vấn chuyển nhượng nhà giấy tay năm 1990 nhà trong chợ không sổ chỉ có giấy tay. Như vậy tôi cần làm những gì?
(Nguyễn Ngọc Bảo Châu,19/07/2020)
Em muốn hỏi làm hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản ạ
(Vũ Thị Kim Anh,28/11/2019)
|