Đ/c Tất Thành Cang phát biểu tại Hội nghị
(TPLTĐ) Sáng ngày 04/12/2014, Bộ Tư Pháp - Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết thí điểm chế định Thừa phát lại qua 5 năm thực hiện.
Đây là Hội nghị đầu tiên của Thừa phát lại kể từ khi mở rộng phạm vi thí điểm ngoài TP. Hồ Chí Minh lên 13 Tỉnh, Thành phố trên cả nước. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục THADS các tỉnh thành và các Văn phòng Thừa phát lại trên khắp cả nước.
Tại Hội nghị, rất nhiều giải pháp đã đặt ra nhằm hoàn thiện chế định Thừa phát lại. Tham dự Hội nghị, Đ/c Tất Thành Cang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp nhiều giải phảp thiết thực, nhằm hoàn thiện và phát triển chế định Thừa phát lại:
- Những gì mà Nhà nước và nhân dân đều làm được: nên để dân làm để Nhà nước tập trung thực hiện công tác quản lý, mà xã hội hóa công tác thi hành án dân sự bằng cơ chế Thừa phát lại là một giải pháp đúng đắn cần được ủng hộ.
- Nên nhìn việc thí điểm Thừa phát lại dưới góc độ rộng lớn hơn: Giảm biên chế, giảm chi ngân sách, huy động nguồn lực xã hội.
- Kiến nghị Ban chỉ đạo nên tính những phương án cụ thể, đặc biệt là công tác phối hợp. Vì hoạt động Thừa phát lại liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương
- Kiến nghị Tòa án nên ghi nhận về thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại trong Bản án
- Về công tác tuyên truyền: Nên đổi mới cách làm, thông tin trên internet, tuyên truyền thông qua những vụ việc cụ thể. Kiến nghị Bộ trưởng nên trực tiếp nói về Thừa phát lại trên VTV trong chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời để người dân tin Thừa phát lại hơn.
- Nhất trí với Thừa phát lại Lê Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Bình Thạnh: Nghiên cứu cớ chế để Thừa phát lại được tiếp cận bản án. Đặc biệt là thành lập trung tâm dữ liệu về thi hành án và tài sản thi hành án.
- Kiến nghị Bộ Tư Pháp thí điểm chỉ đạo Thừa phát lại cưỡng chế thi hành án có sử dụng lực lượng, để rút kinh nghiệm.
- Về nhân sự: Nên chuẩn bị trước một bước, đào tạo nguồn Thừa phát lại, để khi hết thời gian thí điểm thì có nguồn nhân sự để triển khai ngay.
- Ủng hộ Thừa phát lại thay thế dần Cơ quan thi hành án, Cơ quan thi hành án chuyên về quản lý nhà nước.
- Nên xây dựng trước dự thảo Luật về Thừa phát lại, để khi QH thông qua việc thí điểm thì triển khai thông qua Luật Thừa phát lại ngay.
-
- Hội nghị vẫn đang tiếp tục diễn ra với nhiều ý kiến thiết thực, Văn phòng sẽ tiếp tục cập nhật.