Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

QUY CHẾ, VAI TRÒ CỦA THỪA PHÁT LẠI TẠI THÁI LAN

Thứ tư, 03/04/2019, 08:30 GMT+7

QUY CHẾ, VAI TRÒ CỦA THỪA PHÁT LẠI TẠI THÁI LAN

Ở Thái Lan, thừa phát lại là công chức nhà nước. Để hành nghề thừa phát lại, ứng viên phải có văn bằng cử nhân chuyên ngành luật và phải thi đỗ kỳ thi tuyển thừa phát lại quốc gia, là một cuộc thi mà chỉ có rất ít ứng viên thành công. Ngay sau kỳ thi tuyển, các ứng viên đã thi đỗ có thể làm việc ngay như một thừa phát lại mà không cần phải trải qua một khóa đào tạo nào về nghề thừa phát lại.

Ở Thái Lan, thừa phát lại là công chức nhà nước. Để hành nghề thừa phát lại, ứng viên phải có văn bằng cử nhân chuyên ngành luật và phải thi đỗ kỳ thi tuyển thừa phát lại quốc gia, là một cuộc thi mà chỉ có rất ít ứng viên thành công. Ngay sau kỳ thi tuyển, các ứng viên đã thi đỗ có thể làm việc ngay như một thừa phát lại mà không cần phải trải qua một khóa đào tạo nào về nghề thừa phát lại.

Tại Thái Lan, không có Hội đồng Thừa phát lại như ở Pháp là tổ chức xã hội nghề nghiệp của thừa phát lại gồm 3 cấp : Hội đồng Thừa phát lại tỉnh, Hội đồng Thừa phát lại vùng và Hội đồng Thừa phát lại quốc gia. Tổ chức, quản lý và các hình thức kỷ luật thừa phát lại tại Thái Lan được điều chỉnh bởi Luật quy chế công chức dân sự năm 2008.

Về việc xử lý vi phạm đối với thừa phát lại, luật pháp Thái Lan quy định thừa phát lại phải chịu trách nhiệm dưới các hình như sau: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật. Trách nhiệm dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự và Luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các công chức, viên chức nhà nước năm 1996. Trách nhiệm hình sự được điều chỉnh bởi Bộ luật hình sự. Các biện pháp xử lý kỷ luật được quy định tại Luật quy chế công chức dân sự năm 2008 và Luật đạo đức công chức.

Căn cứ theo Luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của công chức năm 1996, nếu thừa phát lại có vi phạm gây thiệt hại cho người khác trong khi đang làm nhiệm vụ, bên bị thiệt hại không cần phải truy cứu trách nhiệm của thừa phát lại mà có quyền khiếu kiện trực tiếp đối với cơ quan nhà nước, ở đây là Bộ Tư pháp để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trái lại, nếu các hành vi vi phạm của thừa phát lại được thực hiện ngoài thời gian làm nhiệm vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại lúc này thuộc về thừa phát lại. Bên bị thiệt hại không có quyền kiện cơ quan nhà nước.

Khi Bộ Tư pháp đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu thừa phát lại có hành vi vi phạm gây thiệt hại phải bồi hoàn khoản bồi thường thiệt hại đó nếu đó là hành vi bất cẩn nghiêm trọng khi đang làm nhiệm vụ hoặc là hành vi cố ý.

Về trách nhiệm hình sự, căn cứ theo điều 157 Bộ luật Hình sự, thừa phát lại có hành vi lạm dụng quyền hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ thì sẽ bị kết án phạt tù.

Nguồn:

Hội thảo Pháp ngữ khu vực «Kinh nghiệm các nước Pháp ngữ về các nghề bổ trợ tư pháp », Phnôm Pênh, ngày 06-07/10/2011 – TÀI LIỆU CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP .


Người viết : ngoctram

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng