Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp

Thứ sáu, 08/08/2014, 09:03 GMT+7

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc ở 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vô giá trị, trước thông tin Trung Quốc vừa hoàn thành việc khảo sát tại đây.

Thứ năm, 7/8/2014 | 20:16 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc ở 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vô giá trị, trước thông tin Trung Quốc vừa hoàn thành việc khảo sát tại đây.
6-8561-1407407623.jpg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn.

"Chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này, tuy nhiên như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo đều là bất hợp pháp và vô giá trị", ông Lê Hải Bình khẳng định tại cuộc họp báo chiều 7/8.

Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc hôm 6/8 thông báo hoàn thành khảo sát các đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, Duy Mộng, Cồn Cát Nam và Hòn Tháp thuộc Hoàng Sa. Hoạt động khảo sát diễn ra từ ngày 27/7 đến ngày 4/8, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại như hệ thống định vị hải đồ Bắc Đẩu và hệ thống dẫn đường cho tàu cá. Hoạt động này được Trung Quốc thực hiện kỹ lưỡng nhằm lấy số liệu chính xác cho hải đồ dân dụng, phục vụ cho công tác quản lý hành chính, cũng như giám sát an toàn hàng hải và xây dựng công trình phi pháp trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

"Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc UNCLOS, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển", người phát ngôn nhấn mạnh, đề cập tới thông tin Trung Quốc sắp điều tàu khảo sát dầu khí Thạch Du 721 đến khảo sát địa chấn và tìm nguồn dầu khí tại Biển Đông.

Về việc Trung Quốc trì hoãn việc ký kết bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), ông Hải Bình cho biết, Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của ASEAN là cần phải sớm có COC có tính tổng thể, ràng buộc nhằm bảo đảm an ninh, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông. "Bộ quy tắc này dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, các bên cần quyết tâm và nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy tham vấn một cách tích cực và thực chất nhằm sớm tiến tới đạt được bộ quy tắc ứng xử này", người phát ngôn nói.

Tại diễn đàn an ninh khu vực ARF cuối tuần này tại Myanmar, Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc tăng cường vai trò của ARF trong đối thoại và hợp tác xây dựng lòng tin ở khu vực, đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, đồng thời tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên cơ sở các nguyên tắc cũng như các thể thức đã được thỏa thuận.

Trước câu hỏi có 100 người Việt ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, bị Trung Quốc bắt giữ vì là lao động trái phép hồi giữa tháng 6, ông Hải Bình cho biết Bộ Ngoại giao sẽ xác minh thông tin, nếu có sẽ đề nghị Trung Quốc hợp tác.

Theo Việt Anh (Vnexpress.net)


Người viết : Ping

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng