Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Luật sư giữ vai trò đặc biệt chống oan sai

Thứ hai, 04/08/2014, 09:18 GMT+7

Luật sư giữ vai trò đặc biệt chống oan sai

Sáng qua (1/8), tại Phủ Chủ tịch, làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam về kết quả công tác trong nhiệm kỳ thứ nhất và 6 tháng đầu năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương - nhấn mạnh, trong “cuộc chiến” chống oan sai, sót lọt tội, luật sư có một vai trò đặc biệt…
 
 
Luật sư giữ vai trò đặc biệt chống oan sai
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một số lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Sáng qua (1/8), tại Phủ Chủ tịch, làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam về kết quả công tác trong nhiệm kỳ thứ nhất và 6 tháng đầu năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương - nhấn mạnh, trong “cuộc chiến” chống oan sai, sót lọt tội, luật sư có một vai trò đặc biệt…
Nhiều số liệu đã được Liên đoàn Luật sư Việt Nam dẫn ra cho thấy, sau một nhiệm kỳ đầu tiên, “bức tranh” đội ngũ luật sư Việt Nam đã có nhiều phát triển.  
Đã có gần 67.500 vụ án hình sự, hơn 54.000 vụ án dân sự, gần 5.500 vụ án kinh tế, 4.423 vụ án hành chính được các luật sư bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh 100% các vụ án do cơ quan tố tụng yêu cầu đều có luật sư tham gia, còn có trên 31.200 việc của người nghèo, đối tượng chính sách được Liên đoàn Luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí.
Cũng theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, với số lượng luật sư tăng gần 40% trong vòng 5 năm qua, đến nay đội ngũ luật sư cả nước có gần 9.000 người, vừa góp phần nâng cao chất lượng bào chữa trong các vụ án, vừa tích cực tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Tham dự buổi làm việc hôm qua cùng Chủ tịch nước còn có lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC và Bộ Tư pháp. Nhìn lại 5 năm vừa qua của hoạt động luật sư, các đại biểu cũng chỉ ra không ít những hạn chế: bất cập trong hệ thống pháp luật; trình độ dân trí chưa tạo được môi trường hoạt động của luật sư; vẫn có tình trạng cá nhân các cơ quan tiến hành tố tụng từ chối, chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận người bào chữa, cản trở, gây khó khăn khi luật sư tiếp xúc, gặp bị can, bị cáo  tại nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc trong các giai đoạn tham gia tố tụng v.v… 
Để khắc phục, cần tiếp  tục đổi mới và hoàn thiện các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử theo tinh thần Nghị quyết 49; hoàn thiện  mô hình tố tụng hình sự, tạo sự bình đẳng giữa luật sư và kiểm sát; nâng cao địa vị pháp lý của luật sư trong các quan hệ tố tụng; tạo điều kiện để phát triển đội ngũ luật sư nhằm từng bước thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp. 
Hoan nghênh thời gian qua hoạt động của luật sư đã góp phần tích cực vào hạn chế oan sai, bảo vệ công lý, đồng thời khẳng định chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng và đổi mới mô hình tố tụng là hoàn toàn đúng đắn, Chủ tịch nước cho rằng, với tinh thần dân chủ, đổi mới, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận các nguyên tắc quan trọng của hoạt động tư pháp và quy định nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người... 
Vai trò và trách nhiệm của luật sư càng nặng nề, đòi hỏi hoạt động của luật sư, tổ chức luật sư phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao hơn chất lượng để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đồng thời có thể tham gia vào giải quyết tranh chấp quốc tế trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng. 
Do đó, Chủ tịch nước đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, các cấp địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân, thực hiện tốt Nghị quyết 49 về Chiến lược cải cách tư pháp, trong đó phát huy vai trò khi tham gia tố tụng và tranh tụng tại phiên tòa của các luật sư để vừa chống oan sai, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, bảo vệ công lý, pháp chế XHCN.
(Nguồn: Báo pháp luật)

Người viết : Ping

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng