Giao lưu trực tuyến về Thừa phát lại
(Thừa phát lại Thủ Đức)-Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về hoạt động của Thừa phát lại và khi nào nên sử dụng dịch vụ này, Báo điện tử Pháp luật và Xã hội tổ chức Buổi Giao lưu trực tuyến trên báo điện tử phapluatxahoi.vn
Chế định Thừa phát lại đã có từ lâu và hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, chế định Thừa phát lại đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của chính quyền Cách mạng. Sau một thời gian dài vắng bóng, từ năm 2010, chế định này được nghiên cứu, thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh như một giải pháp hỗ trợ cho công tác thi hành án dân sự.
Hiện nay, chế định thừa phát lại đang được triển khai thí điểm tại 12 địa phương trong cả nước. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 8 văn phòng thừa phát lại được thành lập.
Theo qui định, Thừa phát lại được thực hiện 4 nhiệm vụ chính: Tống đạt văn bản giấy tờ của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án.
Tuy nhiên, với nhiều người dân, thậm chí không ít cơ quan, tổ chức vẫn còn xa lạ với hoạt động của các Thừa phát lại.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về hoạt động của Thừa phát lại và khi nào nên sử dụng dịch vụ này, Báo điện tử Pháp luật và Xã hội tổ chức Buổi Giao lưu trực tuyến trên báo điện tử phapluatxahoi.vn.
Khách mời giao lưu với bạn đọc là các cán bộ lãnh đạo, chuyên gia đến từ Tổng cục Thi hành án Dân sự - Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp TP Hà Nội; và một số Trưởng Văn phòng Thừa phát lại đang hành nghề trên địa bàn Hà Nội.
Thời gian diễn ra cuộc giao lưu trực tuyến: 9h - 11h ngày 20-11-2014 (thứ Năm)
Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi và gửi câu hỏi liên quan trước và trong quá trình diễn ra cuộc giao lưu trực tuyến.
Hộp thư tiếp nhận thông tin, câu hỏi từ bạn đọc: plxhonline@gmail.com; hotline: 0936.232929
Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/