Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Giá trị của Vi bằng liên quan đến việc chuyển quyền tác giả

Hiện nay, quyền tác giả và các vấn đề liên quan đến quyền tác giả đều được quy định cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019. Trong đó tại quy định của Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ, thì chủ sở hữu được quyền chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19 (liên quan đến quyền nhân thân của tác giả), khoản 1 Điều 20 (liên quan đến quyền tài sản của tác giả) tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu. Thỏa thuận giữa các bên về việc chuyển quyền phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 48.

Trên thực tế, chủ sở hữu có thể thực hiện việc chuyển quyền thông qua các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của mình, đó có thể là chuyển nhượng hay tặng cho một phần hoặc toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng, khai thác. Sau đây là một câu chuyện thực tế về việc chuyển quyền các tác phẩm của cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.

ns_nguyen_van_thuong

Hình ảnh về cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Nguyễn Văn Thương (22 tháng 5 năm 1919 – 5 tháng 12 năm 2002) là một nhạc sĩ, nhà giáo, nghệ sĩ người Việt Nam, thuộc thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam; Nguyên là Giám đốc Đoàn Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, Nguyên cố vấn Đoàn Ca Múa Nhạc nhẹ Sài Gòn.

Lúc sinh thời, cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã sáng tác và để lại cho đời sau một kho tàng nghệ thuật gồm nhiều ca khúc tiền chiến bất hủ như Đêm đông, Trên sông Hương, những ca khúc kháng chiến như Bình Trị Thiên khói lửa, Bài ca Việt - Lào, Dâng Người tiếng hát mùa xuân, Gửi Huế giải phóng, hợp xướng Dân ta đánh giặc anh hùng. Tiến lên toàn thắng ắt về ta…. và nhiều tác phẩm khí nhạc như Lý hoài nam (độc tấu sáo trúc, cộng tác với Ngọc Phan), Buôn làng vào hội, Quê hương (cộng tác với Hoàng Dương), Ngày hội non sông (độc tấu sáo trúc và bộ gõ), Rhapsodie số 2 cho đàn t'rưng và dàn nhạc giao hưởng, Trở về đất mẹ cho violoncelle và piano, Bên dòng sông Thương cho violoncelle và piano, ca khúc Thu Hà Nội - mùa thu tuyệt vời … đặc biệt là thơ giao hưởng Đồng khởi đã từng trình diễn lần đầu tại Leipzig (Cộng hòa Dân chủ Đức) năm 1971.

ns_nguyenvanthuong

Hình ảnh minh họa (Tác phẩm “Bên dòng sông Thương” cho violoncelle và piano)

Sau sự ra đi của cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, thì vợ ông là Nghệ sĩ ưu tú Đặng Thị Thanh Hảo đã được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ từ năm 2002 đến nay. Tuy nhiên hiện nay vì lý do sức khỏe, tuổi cao nên Nghệ sĩ ưu tú Đặng Thị Thanh Hảo mong muốn được chuyển giao các quyền tác giả của chồng mình cho con gái nuôi là bà Phùng Thị Hương Thủy, để bà Thủy sở hữu và khai thác quyền tác giả đối với các tác phẩm của cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương theo quy định của pháp luật.

Với nhu cầu chính đáng, thiết thực và để xác lập chứng cứ liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu các quyền tác giả tác phẩm nghệ thuật, bà Phùng Thị Hương Thủy (bên nhận quyền) đã liên hệ và yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc giữa bà và mẹ nuôi Đặng Thị Thanh Hảo. Tại buổi làm việc, Thừa phát lại đã chứng kiến các bên thảo luận và thống nhất nội dung của văn bản “Hợp đồng tặng cho” đối với toàn bộ tác phẩm nghệ thuật của ông Nguyễn Văn Thương (bao gồm tác phẩm đã công bố và chưa công bố).

vi_bang_chuyen_quyen_tac_gia

lapvibangquyentacgianguyenvanthuong

Hình ảnh bà Phùng Thị Hương Thủy, bà Đặng Thị Thanh Hảo, Thừa phát lại Trịnh Văn Tốt - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức (theo thứ tự từ trái qua phải trong hình trên) tại thời điểm lập vi bằng

Về giá trị pháp lý:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong tình huống thực tế trên, Vi bằng ghi nhận buổi làm việc mà Thừa phát lại đã lập có giá trị là nguồn chứng cứ, ghi nhận sự kiện diễn ra trên thực tế giữa các bên tham gia (bà Phùng Thị Hương Thủy và bà Đặng Thị Thanh Hảo); nội dung bao gồm những thông tin như: thời gian, địa điểm làm việc, thông tin nhân thân của các bên tham gia, văn bản mà các bên đã trao đổi và thống nhất. Vi bằng được Thừa phát lại lập theo trình tự, thủ tục luật định; nội dung Vi bằng đảm bảo tính khách quan và trung thực.

 



Các dịch vụ khác :

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng