Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Dự thảo luật tố tụng dân sự, bổ sung nhiều vấn đề về Thừa phát lại

Thứ tư, 11/02/2015, 07:18 GMT+7

Dự thảo luật tố tụng dân sự, bổ sung nhiều vấn đề về Thừa phát lại

(Thừa phát lại Thủ Đức)-Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự đang được lấy ý kiến người dân. Tôi nghĩ, đối với những người đang công tác trong nghề Thừa phát lại hoặc những ai quan tâm đến chế định này cũng nên xem qua.

thua phat lai luat
Hình minh họa

 Dự thảo và có những ý kiến đóng góp cho văn bản luật này. Đọc giả có thêm tải về dự thảo tại địa chỉ : http://vibonline.com.vn/Duthao/1649/DU-THAO-BO-LUAT-TO-TUNG-DAN-SU-SUA-DOI-DU-THAO-912015.aspx
Dưới đây, tôi xin trích dẫn các điều khoản trong Dự thảo có liên quan đến hoạt động Thừa phát lại để đọc giả tham khảo:

DỰ THẢO 2
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)
Điều 23. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án
Phương án 1. (giữ nguyên BLTTDS 2011)
1. Tòa án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp Tòa án chuyển giao trực tiếp không được hoặc qua bưu điện không có kết quả thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án biết.
Phương án 2.
1. Tòa án ký hợp đồng dịch vụ với Thừa phát lại hoặc có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp, hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp không thực hiện việc chuyển giao theo quy định tại khoản 1 của Điều này Tòa án chuyển giao trực tiếp không được hoặc qua bưu điện không có kết quả thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án biết.
3. Trường hợp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thực hiện trách nhiệm theo quy định khoản 2 của Điều này thì bị xử lý theo quy định pháp luật.
...
 
Điều 86. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
9. Vi bằng do Thừa phát lại lập;
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
...
 
Điều 87. Xác định chứng cứ
1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
9. Vi bằng do Thừa phát lại lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập vi bằng được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

...
Điều 175. Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
1. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
a) Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng;
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu;
c) Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định;
d) Nhân viên bưu điện;
đ) Thừa phát lại;
e) Những người khác mà pháp luật có quy định.
...
 
Điều 181. Thủ tục niêm yết công khai
1. Niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp đương sự có nơi cư trú, nhưng thường xuyên vắng mặt nơi cư trú nên không thể tống đạt các văn bản tố tụng trực tiếp được
1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.
2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc uỷ quyền chothừa phát lại hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

 


Người viết : duchoai

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng