Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

80.000 tỉ đồng nợ đọng trong Thi hành án Dân sự

Thứ ba, 15/12/2015, 08:24 GMT+7

80.000 tỉ đồng nợ đọng trong Thi hành án Dân sự

Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án, còn hơn 250.000 vụ việc vẫn tồn đọng cho đến năm 2016 và việc thi hành án dân sự hiện nay gặp nhiều khó khăn.

Nợ đọng Thi hành án Dân sự đang khiến tính nghiêm minh của pháp luật bị giảm đi, kèm theo đó là hàng chục ngàn tỉ đồng không được thu hồi. Theo báo cáo tại Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác Thi hành án Dân sự 2016 diễn ra ngày 11/12 tại TP. Huế, trong số 600.000 vụ việc có điều kiện giải quyết thì đã giải quyết xong hơn 500.000 vụ việc, đạt tỉ lệ 89,08%, vượt qua chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Về tiền, trong số hơn 56.000 tỉ đồng có điều kiện giải quyết, Thi hành án Dân sự đã giải quyết xong 43.000 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 76,72%.

Tuy nhiên, vẫn còn hơn 250.000 vụ việc vẫn còn tồn đọng chuyển sang năm 2016, tương đương với hơn 80.000 tỉ đồng và con số này không đạt chỉ tiêu Bộ Tư pháp bàn giao.Thống kê của Tổng cục Thi hành án cho thấy trong số hơn 250.000 vụ án còn tồn đọng, có một số lượng lớn án có điều kiện thi hành nhưng vẫn bị chậm trễ kéo dài. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân vào hệ thống thực thi pháp luật.

Nói về nguyên nhân công tác Thi hành án Dân sự đang gặp khó khăn như hiện nay, Luật sư Nguyễn Hồng Bách, đại diện Văn phòng Luật sư Bross and Partners cho biết: "Tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, trước tiên đó là ý chí chủ quan xuất phát từ hoạt động thi hành án được thực hiện bởi các cơ quan thi hành án và các chấp hành viên. Đó là sự ngăn cản của những người bị thi hành án và thậm chí trong một số trường hợp đó là cả những người được thi hành án. Bởi vì trong trường hợp họ được thi hành án nhưng cũng có thể một phần nào đó quyền lợi của họ bị khấu trừ nên họ cũng không muốn được thi hành án. Nguyên nhân thứ hai đó là ý thức và năng lực, cũng như trách nhiệm của cơ quan thi hành án. Đồng thời những trang thiết bị và các cơ sở vật chất hạ tầng chưa thật đảm bảo để phục vụ cho hoạt động thi hành án".

"Việc nợ đọng trong thi hành án dân sự là một thực trạng và chúng ta cần có sự cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và năng lực của cơ quan thi hành án và các chấp hành viên" - Luật sư Nguyễn Hồng Bách nói thêm.

Nguồn: http://vtv.vn/


Người viết : ngoctram

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng