Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thừa phát lại, ưu việt nhưng còn xa lạ

Friday, 28/08/2015, 11:02 GMT+7

Thừa phát lại, ưu việt nhưng còn xa lạ

TP - Ngày 25/8, Bộ Tư pháp tổ chức tổng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại. Trong 5 năm qua, dù đã ghi nhận được những thành quả nhất định, đặc biệt là sự giảm tải cho các cơ quan công quyền trong công tác thi hành án. Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều địa phương, hoạt động này vẫn còn xa lạ và bộc lộ những bất cập.

Đánh giá những thành quả từ mô hình xã hội hóa hoạt động thi hành án, Bộ trưởng Tư pháp  Hà Hùng Cường cho hay, việc thí điểm chế định thừa phát lại đã góp phần hỗ trợ, giúp hoạt động tư pháp đúng pháp luật, ngày càng hiệu quả rõ rệt. Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, 2 nội dung được cho là “đặc sản” của thừa phát lại chính là hoạt động tống đạt văn bản và lập vi bằng. Về tống đạt, được xác định là chức năng quan trọng, góp phần hỗ trợ tích cực cho tòa án và cơ quan thi hành án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp của tòa án, cơ quan trọng tài, việc tống đạt văn bản giúp nâng cao vị thế của thẩm phán, thư ký tòa án, bởi hạn chế việc thẩm phán, thư ký tòa án gặp gỡ, tiếp xúc đương sự ngoài trụ sở.

Với hoạt động lập vi bằng, ông Hoàng Sỹ Thành - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) phân tích, các văn phòng thừa phát lại đã góp phần bổ sung nguồn chứng cứ, giúp các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giúp các cơ quan tài phán xem xét, giải quyết vụ việc khách quan, đúng pháp luật.

Đánh giá những ưu việt của chế định thừa phát lại, Phó chánh án TAND Tối cao - ông Nguyễn Sơn phân tích, việc triển khai thí điểm thừa phát lại là một giải pháp có tính đột phá, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp. Từ đó, tạo cơ chế, mô hình để người dân có sự lựa chọn những dịch vụ pháp lý tốt nhất, hiệu quả nhất trong thi hành các bản án, quyết định của tòa án.

Tuy vậy, khi đánh giá về những khiếm khuyết của mô hình này, ông Nguyễn Sơn cũng thẳng thắn khẳng định, đây là chế định còn nhiều bất cập.

Theo ông Sơn, xét về tổng thể, dù hiểu biết của nhân dân về thừa phát lại đã bắt đầu hình thành, song, còn nhiều hạn chế. Đánh giá về nhu cầu thực tế, Phó Chánh án TAND Tối cao cho rằng, dù phần lớn trong nhân dân có mong muốn thừa hưởng dịch vụ thừa phát lại, nhưng chính họ vẫn còn tâm lý e ngại, chưa thật sự tin tưởng vào dịch vụ này. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương còn có những lúc chưa nhịp nhàng, chưa có cơ chế hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ và kịp thời đúc kết, phổ biến kinh nghiệm tống đạt văn bản giữa các văn phòng thừa phát lại với tòa án, sở tư pháp cũng như giữa các văn phòng với nhau.

Theo thống kê của  Bộ Tư pháp, trong 5 năm thực hiện thí điểm, các văn phòng thừa phát lại đã tống đạt 819.044 văn bản, lập 39.027 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 781 việc, trực tiếp thi hành 322 vụ việc. Qua đó, đạt tỷ lệ doanh thu hơn 119 tỷ đồng. Trong các mảng công việc, hoạt động tống đạt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, với 819.044 văn bản được tống đạt, doanh thu gần 60 tỷ đồng.
Nguồn: http://www.tienphong.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW