Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thừa phát lại thi hành án: Dùng dằng chuyển tiền

Monday, 26/10/2015, 13:32 GMT+7

Thừa phát lại thi hành án: Dùng dằng chuyển tiền

Thừa phát lại đang thí điểm trên toàn quốc với bốn chức năng: lập vi bằng, tống đạt văn bản, thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án.

Ông Nguyễn Văn Lạng đề xuất giải quyết vướng mắc về thừa phát lại - Ảnh: T.LỤA
Ông Nguyễn Văn Lạng đề xuất giải quyết vướng mắc về thừa phát lại - Ảnh: T.LỤA

Tuy nhiên nhiều vấn đề chưa có hướng dẫn nên khi thi hành án, thừa phát lại vẫn gặp vướng mắc. Dưới đây là một ví dụ.

 

Bản án sơ thẩm ngày 30-9-2014 của TAND quận Ba Đình (Hà Nội) quyết định buộc bà Nguyễn Thị Kim Oanh và ông Trương Văn Quang (ngụ quận Ba Đình) phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương VN (Techcombank) số tiền hơn 32,3 tỉ đồng.

Cụ thể, bà Oanh và ông Quang mỗi người phải trả cho ngân hàng hơn 16 tỉ đồng.

Trường hợp bà Oanh, ông Quang không trả được khoản nợ trên thì Techcombank có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình xử lý tài sản bảo đảm là nhà và đất tại địa chỉ số 642 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình để đảm bảo việc thu hồi nợ.

Tóm tắt vụ việc

Theo yêu cầu của Techcombank, Văn phòng thừa phát lại Ba Đình đã tổ chức thi hành bản án của tòa.

Qua xác minh, ngôi nhà số 642 đường Bưởi là tài sản thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng đã bị giải tỏa để xây dựng tuyến đường vành đai II thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.

Theo quyết định số 1006 ngày 25-4-2015 của UBND quận Ba Đình, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Oanh được bồi thường hỗ trợ tổng số tiền hơn 12 tỉ đồng, trừ đi 2,5 tỉ đồng phải nộp để mua hai căn hộ tái định cư, số tiền còn lại bà Oanh được nhận là hơn 9,6 tỉ đồng.

Số tiền này đang do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội quản lý.

Sau khi có đơn yêu cầu thi hành án của Techcombank, Văn phòng thừa phát lại Ba Đình đã thuyết phục bà Nguyễn Thị Kim Oanh tự nguyện thi hành án nhưng bà Oanh không tự nguyện thi hành.

Văn phòng thừa phát lại Ba Đình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi số tiền 9,6 tỉ đồng mà gia đình bà Nguyễn Thị Kim Oanh được nhận, hiện do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội quản lý để thi hành nghĩa vụ thi hành án của bà Oanh.

Văn phòng thừa phát lại Ba Đình đã có công văn gửi Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Ba Đình đề nghị phối hợp thi hành án.

Ba tháng chưa xong

Ngày 21-7-2015, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Ba Đình đã có công văn gửi Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội đề nghị cơ quan này xem xét, phối hợp với Văn phòng thừa phát lại Ba Đình để thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc thi hành án, thu hồi số tiền còn lại của bà Oanh sau khi trừ tiền mua hai căn hộ tái định cư.

Văn phòng thừa phát lại Ba Đình đã có buổi làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội về việc khấu trừ số tiền 9,6 tỉ đồng của bà Nguyễn Thị Kim Oanh.

Tham dự buổi làm việc, ông Đào Hữu Trúc, phó phòng chuẩn bị mặt bằng Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội, cho biết sẽ xem xét thực hiện việc chuyển số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng của hộ bà Oanh theo quyết định của Văn phòng thừa phát lại quận Ba Đình.

Ông Trúc yêu cầu Văn phòng thừa phát lại có văn bản chính thức cung cấp số tài khoản của văn phòng để tiện việc chuyển tiền, đồng thời yêu cầu ngân hàng nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính thức cho ban quản lý dự án.

Tuy nhiên từ đó đến nay, vụ việc đã kéo dài ba tháng vẫn không thi hành được vì phía giữ tiền không chịu chuyển tiền cho thừa phát lại thi hành án.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết việc chuyển số tiền 9,6 tỉ đồng cho bà Oanh hay cho thừa phát lại thì cơ quan này đang phải chờ ý kiến chỉ đạo của Hội đồng bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng quận Ba Đình.

Theo ông Nguyễn Văn Lạng - trưởng Văn phòng thừa phát lại Ba Đình, ông đã nhiều lần làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội về việc chuyển số tiền này cho thừa phát lại để thi hành bản án nhưng cơ quan này viện nhiều lý do để không chuyển tiền.

“Nghị định 61/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định thừa phát lại có thẩm quyền như chấp hành viên. Tuy nhiên chấp hành viên có quyền khấu trừ và phong tỏa tài khoản còn thừa phát lại thì không. Lý do vì quy định thì có nhưng chưa có hướng dẫn. Vì thế trên thực tế chúng tôi không làm được. Thừa phát lại cũng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như cơ quan thi hành án dân sự nếu các cơ quan liên quan không chấp hành” - ông Lạng cho biết. 

Không có chức năng cưỡng chế tài sản

Theo tôi, vụ việc kéo dài là do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội không thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, thừa phát lại đang trong quá trình thí điểm nên nhiều quy định chưa hoàn thiện, nhiều quyền của thừa phát lại bị hạn chế.

Ví dụ như thừa phát lại không có chức năng cưỡng chế tài sản, không có quyền ra quyết định khấu trừ luôn tiền trong tài khoản như các cơ quan thi hành án mà chỉ có thể đôn đốc yêu cầu các cơ quan liên quan phải thực hiện.

Trong trường hợp này, Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cần sớm chuyển tiền cho thừa phát lại thi hành bản án của tòa. Việc chuyển tiền là hoàn toàn đúng luật và cơ quan này không có lý do gì để trì hoãn. 

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh 
(trưởng phòng nghiệp vụ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hải Dương)

Text Box: Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đức, TP.HCM: Không chuyển tiền theo quyết định của Thừa Phát Lại là sai!
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 25/11/2003 thì Khi Thừa phát lại tổ chức thi hành án, thì có quyền định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Điều 71 của Luật thi hành án dân sự, trong đó có thẩm quyền Khấu trừ tiền trong tài khoản, thẩm quyền xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
Nghị định này còn nêu rõ tại Điều 4 “mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật liên quan”, nếu “từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có”.
Vì vậy, Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội phải thực hiện việc chuyển tiền theo quyết định của Văn phòng Thừa Phát Lại Ba Đình.

 

 

 

 

 


Written : Phap Nguyen

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW