Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận việc nhũng nhiễu

, 14/05/2016, 10:57 GMT+7

Thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận việc nhũng nhiễu

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu trực tuyến về lĩnh vực Thừa phát lại tổ chức tại Hà Nội ngày 10-5, trả lời câu hỏi của một công dân tại Hà Tĩnh về việc Thừa phát lại có được lập vi bằng ghi nhận về hành vi của một số cán bộ, công chức mà người dân cho rằng đang nhũng nhiễu, làm khó dân hay không, ông Chu Xuân Hòa, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại thủ đô đã khẳng định, ngày 19-9-2014, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp ban hành công văn số 4003/BTP-TCTHADS về việc hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động Thừa phát lại, gửi các Sở Tư pháp các địa phương đang có hoạt động thí điểm chế định Thừa phát lại và các Văn phòng Thừa phát lại.

Theo đó, Thừa phát lại “không được lập vi bằng các hành vi, sự kiện của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp các sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng”. Như vậy các trường hợp mà người dân cho rằng một số cán bộ, công chức đang nhũng nhiễu, làm khó dân thì thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận việc nhũng nhiễu làm khó dân của cán bộ công chức nhà nước.

Một câu hỏi đáng lưu ý khác là việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các Thừa phát lại có gì khác so với việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án của các chấp hành viên? Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình, việc xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại và Chấp hành viên thực hiện về cơ bản giống nhau về trình tự, thủ tục thực hiện.

Tuy nhiên pháp luật quy định về thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại có phần mềm dẻo hơn. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án, mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của tất cả các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW