Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thí điểm chế định thừa phát lại tại TP Hồ Chí Minh: Nhiều bài học quý cho các địa phương

Tuesday, 07/07/2015, 15:11 GMT+7

Thí điểm chế định thừa phát lại tại TP Hồ Chí Minh: Nhiều bài học quý cho các địa phương

(Thừa Phát Lại Thủ Đức) - Là địa phương làm thí điểm hoạt động Thừa phát lại, TP HCM đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền TP, cũng như sự chủ động tham mưu của Sở Tư pháp TP HCM, hoạt động của Thừa phát đã đi vào nền nếp và khẳng định được sự cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội.

 

Những kết quả này có được trước hết nhờ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Xuyên suốt quá trình triển khai thí điểm luôn có sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của Thường trực Thành ủy TP HCM và Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp TP HCM cho rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của chủ trương thí điểm, nên Sở Tư pháp các tỉnh, thành nơi thí điểm chế định Thừa phát lại nên chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo quyết liệt, sâu sát với công tác này để khai thông tư tưởng, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành cũng như kịp thời tháo gỡ các khó khăn. Đáng quan tâm là đến nay đã có 4/11 Văn phòng Thừa phát lại thành lập được Chi bộ đảng trực thuộc Đảng bộ cơ sở khối kinh tế ngoài quốc doanh với tổng số 17 đảng viên. Các Văn phòng Thừa phát lại cũng đã thành lập tổ chức đoàn thanh niên và công đoàn.

Thua Phat Lai Thu Duc lap vi bang tai nha

Thừa phát lại Thủ Đức với hoạt động lập vi bằng tại nhà theo yêu cầu.     Ảnh: TL

Bên cạnh đó, chú trọng hoàn thiện thể chế cũng là giải pháp giúp cho hoạt động Thừa phát lại hoạt động thuận lợi. Từ thực tiễn xây dựng và triển khai Chỉ thị số 22/2011/CT-UBND của UBND TP HCM, Bộ Tư pháp đã đưa nội dung UBND cấp tỉnh nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ban hành các văn bản theo thẩm quyền tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai tổ chức thực hiện thành công thí điểm Thừa phát lại vào Đề án tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Đồng thời, để lựa chọn được Văn phòng Thừa phát lại có chất lượng, hiệu quả cũng như đảm bảo sự công bằng, Sở Tư pháp TP HCM đã tham mưu ban hành Qui định về tiêu chuẩn và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại (dưới hình thức văn bản cá biệt).

Từ thực tiễn thực hiện thí điểm, Sở Tư pháp TP HCM đánh giá vướng mắc bất cập lớn ảnh hưởng đến hiệu quả thí điểm chế định này chính là vướng mắc, bất cập về nhận thức. Với người dân, Thừa phát lại còn xa lạ, nhiều người chưa biết, chưa quen với dịch vụ này nên chưa thật tin tưởng để sử dụng dịch vụ. Còn từ phía cơ quan Nhà nước, do là chế định mới nên nhận thức về vai trò nhiệm vụ của Thừa phát lại cũng chưa thật rõ ràng và thiếu đồng nhất dẫn đến việc triển khai một số công việc chưa đồng bộ. Do đó, việc tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng để tạo sự hiểu biết, đồng nhất về nhận thức. 

Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Thừa phát lại cũng cần được chú trọng vì dù các Thừa phát lại đã có kinh nghiệm hoạt động pháp luật và hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng do thực hiện thí điểm nên việc đào tạo cũng chưa thật bài bản. Do đó, các Sở Tư pháp nên chủ động bồi dưỡng nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho Thừa phát lại và thư ký Thừa phát lại. Tuy thừa phát lại hoạt động dưới hình thức xã hội hóa, nhưng lại là chức danh do Nhà nước bổ nhiệm, nhân danh và được sử dụng quyền lực trong lĩnh vực tư pháp nên việc lựa chọn để bổ nhiệm Thừa phát lại phải được rà soát kỹ tiêu chuẩn cả về nhận thức chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn cũng như năng lực tài chính để đảm bảo duy trì hoạt động.

Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là tăng cường quản lý Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đúng quy định pháp luật cũng như kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thí điểm. Đồng thời, việc chủ động phối hợp công tác với Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự cũng cần được thực hiện thường xuyên bởi một phần công việc của Thừa phát lại làm là “hỗ trợ” cho hai cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự.

(Nguồn: P.Thảo - Pháp Luật và Xã hội)


Written : Phap Nguyen

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW