Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thêm một cấp Tòa, công việc có hiệu quả hơn?

, 13/12/2014, 10:26 GMT+7

Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại Thủ Đức tống đạt văn bản

(TPLTĐ) Thêm một cấp Tòa, Viện kiểm sát: Tăng thẩm quyền Tòa án cấp huyện trong việc xét xử sơ thẩm; Tòa án cấp tỉnh tập trung xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; Tòa án cấp cao tập trung xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; Tòa án tối cao xét xử  giám đốc thẩm, tái thẩm và thực hiện công việc quan trọng là tổng kết kinh nghiệm xét xử, phát triển án lệ... Đồng thời, tổ chức của Viện kiểm sát cũng có những thay đổi tương tự. Đó là những thay đổi cơ bản của Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND 2014.

 

 Ngoài các cấp tòa, cấp VKS như hiện tại sẽ có thêm TAND cấp cao và VKSND cấp cao… Nội dung mới trong Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND được thông tin tại buổi họp báo ngày 11-12.

“Điểm mới của luật là TAND được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Theo đó hệ thống tòa sẽ được tổ chức thành bốn cấp, TAND Tối cao, tòa cấp cao, tòa cấp tỉnh, tòa cấp huyện” - Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết.

Cùng với đó, thẩm quyền của các cấp tòa cũng được phân định lại. Cụ thể, TAND Tối cao chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các tòa án khác; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng HĐXX gồm năm thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị. “TAND Tối cao gánh nhiệm vụ mới là phát triển án lệ” - ông Sơn nói.

TAND cấp cao là cấp tòa mới với nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị…

TAND cấp tỉnh không còn thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm mà chỉ xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa TAND sơ thẩm có kháng cáo kháng nghị và xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.

TAND cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của tòa án… Ngoài ra, có thêm các tòa chuyên trách (ở tòa cấp cao và tòa cấp tỉnh) là tòa gia đình và người chưa thành niên.

l Luật Tổ chức VKSND cũng quy định bốn cấp viện tương ứng với bốn cấp tòa gồm: VKSND Tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện. Theo đó từ 1-6-2015, VKSND cấp cao (cấp VKS mới so với quy định hiện hành) sẽ gánh phần việc thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm của VKSND Tối cao và thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND cấp tỉnh. “Việc tổ chức như vậy là để giảm công việc cho cấp trung ương, để VKSND Tối cao tách khỏi công việc vụn vặn, tập trung chỉ đạo, điều hành vĩ mô, tăng cường hướng dẫn, điều tra, chỉ xử lý một số án rất ít sót, lọt” - lãnh đạo VKSND Tối cao thông tin.

Luật Tổ chức VKSND cũng mở rộng thêm thẩm quyền của cơ quan điều tra VKSND về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp…

Trong ngày 11-12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 15 lệnh của chủ tịch nước về 10 dự luật, năm nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua.

Sáng nay (12-12), Văn phòng Chủ tịch nước sẽ tiếp tục công bố các lệnh của chủ tịch nước về bảy luật, một nghị quyết.

(Theo PLO)


Written : Ping

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW