Tá hỏa vì bồn dầu thế chấp 13 tỷ toàn nước?
(Thừa phát lại Thủ Đức)-Cuối tháng 8 vừa qua, đại diện 1 Ngân hàng Thương mại lớn tại TP.HCM đến Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức cầu cứu.
Theo đại diện Ngân hàng cho biết: "Ngân hàng có nhận thế chấp một số bồn dầu của 1 công ty để cho công ty này vay hơn 13 tỷ đồng. Trước khi thế chấp, Ngân hàng đã có mời bên trung tâm kiểm định để kiểm định số lượng và chất lượng dầu đều đảm bảo nên mới cho vay. Bồn dầu được niêm phong lưu tại 1 kho hàng ở Thủ Đức. Tuy nhiên, gần đây, khi xuống kiểm tra đột xuất tài sản thế chấp thì Ngân hàng phát hiện dấu niêm phong trên bồn dầu không còn nguyên vẹn. Nghi ngờ đã có người thực hiện hành vi trút bớt dầu nên Ngân hàng lên phương án nhờ bên kiểm định đến để đo lại số lượng và kiểm tra chất lượng dầu. Tuy nhiên, Ngân hàng thắc mắc là làm sao để quá trình trên được đảm bảo tính khách quan, bảo vệ quyền lợi cho cả bên Ngân hàng lẫn bên thế chấp".
Các Thừa phát lại ở Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đã tư vấn hỗ trợ bên Ngân hàng về quy trình thực hiện công việc sao cho khách quan và có Thừa phát lại chứng kiến lập vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại cũng khuyến nghị Ngân hàng gửi giấy mời công ty đã thế chấp tài sản đến cùng tham dự quá trình kiểm kê.
Một số hình ảnh tại buổi lập vi bằng
Bồn dầu cần kiểm kê
Thừa phát lại ghi nhận dấu niêm phong trên van bồn dầu không còn nguyên vẹn
Chứng kiến việc lượng dầu và nước trong bồn
Ghi nhận kết quả đo
Đúng như dự đoán của Ngân hàng, trong bồn dầu hầu như toàn là nước, lượng dầu trong bồn còn lại không đáng kể. Từ đó, Ngân hàng đã tiến hành rút bán lượng dầu còn lại trong bồn để đảm bảo thu hồi 1 phần vốn cho vay. Quá trình này cũng được bên công ty thế chấp chứng kiến và đồng ý.
"Chưa cần biết ai đúng ai sai trong việc để thất thoát lượng dầu trong bồn thế chấp nhưng việc Ngân hàng khi phát hiện ra tài sản thế chấp bị mất mát, hao hụt đã chủ động liên hệ với bên thế chấp để cùng chứng kiến việc kiểm định lại chất lượng tài sản thế chấp sau đó là thanh lý để thu hồi vốn là bước đi hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy định pháp luật. Khi có Thừa phát lại tư vấn về quy trình thực hiện công việc cũng như lập vi bằng cho quá trình đó, Ngân hàng đã tránh được các rủi ro pháp lý cũng như việc bị bên công ty thế chấp khởi kiện vì việc thanh lý tài sản thế chấp không đúng quy định pháp luật"- Một Thừa phát lại tham gia lập vi bằng cho biết.