Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Phân biệt Thừa phát lại và cơ quan thi hành án

Monday, 19/12/2016, 14:40 GMT+7

Phân biệt Thừa phát lại và cơ quan thi hành án

(PL+) - Thừa phát lại và cơ quan Thi hành án dân cùng có chức năng tổ chức thi hành án khi có yêu cầu của đương sự đối với các bản án.

 

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Bạn Lê Hoàng Anh (Đông Sơn, Thanh Hoá) hỏi: Xin cho biết giữa Thừa phát lại và cơ quan thi hành án hiện nay có gì giống và khác nhau?

Ông Nguyễn Văn Lạng - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình — trả lời: Thừa phát lại và cơ quan Thi hành án dân sự hiện nay có điểm giống nhau là: Cùng có chức năng thực hiện việc tổ chức thi hành án khi có yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân;

Khi tổ chức thi hành án Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án Dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Và dù là Thừa phát lại hay Chấp hành viên đều phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án, và đều chịu sự kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, nếu như cơ quan Thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước, mọi hoạt động đều được ngân sách nhà nước cấp, thì Thừa phát lại không phải cơ quan nhà nước, mọi chi phí cho hoạt động đều phải tự lo.

Hệ thống pháp luật về Thừa phát lại cũng chưa được hoàn thiện cũng gây khó khăn nhiều cho hoạt động của Thừa phát lại.

(Nguồn:http://www.phapluatplus.vn/)

 

Written : letramy

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW