Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Mang nợ vì cá, phá sản vì... thi hành án

Tuesday, 05/01/2016, 10:24 GMT+7

Mang nợ vì cá, phá sản vì... thi hành án

Dù phải thi hành án có 200 triệu đồng, nhưng cơ quan Thi hành án (THA) quận Thốt Nốt, Cần Thơ tiến hành kê biên rồi cưỡng chế khối tài sản gồm nhiều thửa đất với tổng số giá trị lên đến 4 tỉ, sau đó bán đấu giá từng phần khiến người nông dân nuôi cá đã khổ càng thêm khổ

Đó là ông Mai Văn Sữa, SN 1965, Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ. Năm 2009 ông vay 2,4 tỉ đồng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn quận Thốt Nốt để nuôi cá tra. Năm 2012 không trả được nợ, phải ra tòa. Tòa quyết định thỏa thuận ông trả làm 7 đợt. Đến đợt thứ nhất ông chậm trả, cơ quan Thi hành án quận Thốt Nốt kê biên, sau đó bán phát mãi toàn bộ tài sản.

Mang nợ vì nuôi cá

Năm 2009, cũng như nhiều người nuôi cá tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, ông Mai Văn Sữa vay ngân hàng để nuôi cá tra. Thời điểm đó, Tân Lộc được xem là “cù lao cá” của Thành phố Cần Thơ với rất nhiều người nuôi cá. Thế chấp tài sản gồm nhiều đất đai và tài sản với cơ quan thẩm định giá lên đến 3,5 tỉ đồng để vay 2,4 tỉ đồng về phục vụ cho việc nuôi cá.

Tuy nhiên, con cá tra trước bối cảnh đầu ra khó khăn, trong khi lãi suất ngân hàng tăng nên ông không có khả năng trả nợ và lãi ngân hàng. Tính tới thời điểm cuối năm 2012, số lãi phải trả lên đến gần 1,2 tỉ đồng.

Tại Quyết định số 02/2012/QĐ-CNSTT, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND quận Thốt Nốt giữa Ngân hàng và ông Mai Văn Sữa bà Trần Thị Phong có trách nhiệm thanh toán số tiền 2,4 tỉ đồng nợ gốc và gần 1,2 tỉ đồng tiền lãi (tính từ ngày 4.12.2009 đến ngày 6.2.2012). Thời gian và cách thức trả nợ làm 7 đợt: đợt 1 ngày 8.5.2012 trả 200 triệu đồng, đợt 2 ngày 8.9.2012 là 400 triệu đồng…; đơt cuối vào ngày 8.5.2014. Sau khi hoàn thành trả nợ gốc (2,4 tỉ đồng) thì tiếp tục trả số nợ lãi vay gần 1,2 tỉ đồng.

Nhận được Quyết định này, vợ chồng ông Sữa đinh ninh rằng mình sẽ có cơ hội để trả nợ vì thời gian được kéo dài nên tiếp tục đầu tư nuôi cá với mong muốn sớm trả nợ cho ngân hàng.

Phá sản vì… cơ quan Thi hành án

Cá nuôi đang suôn sẻ, với dự định vào tháng 8.2012 bắt đợt đầu gần 2 tỉ đồng sẽ dành phần lớn trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy khi đến hạn trả đợt đầu (8.5.2012), ông vẫn chưa có tiền mà đến ngày 15.8 mới thanh toán cho ngân hàng 20 triệu đồng với cam kết đến cuối tháng 8 sẽ trả luôn đợt 2. Chưa đến hạn trả đợt 2, ngày 13.8.2012 Cơ quan Thi hành án quận Thốt Nốt ra quyết định số 30/QĐ.CC.THA cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản gồm 7 thửa đất (có giá thẩm định khi vay vốn ngân hàng trên 2,5 tỉ đồng đều đứng tên hộ gia đinh).

Cùng ngày, cơ quan này cũng thông báo cưỡng chế thi hành án với thời gian là 8 giờ 30 ngày 17.8.2012, nghĩa là chỉ sau quyết định có 5 ngày. Trong khi đó, theo quy định tại luật THADS là phải sau 15 ngày từ ngày đương sự nhận quyết định thi hành án. Mặc khác, lúc này số tiền phải thi hành theo Quyết định của TAND quận Thốt Nốt, ông Sữa chỉ có trách nhiệm thi hành đợt 1 là 200 triệu đồng.

Chưa hết, ngày 23.8.2012, chấp hành viên Phạm Bá Thành lại tiếp tục kê biên thêm 3 thửa đất của ông Sữa cùng với cây trái hoa màu tài sản gắng liền với đất. Tổng giá trị tài sản mà chấp hành viên Thành kê biên có giá trị trên 4 tỉ đồng dù ông Sữa phải thi hành có 200 triêu đồng, trong khi quy định của Luật THA chỉ kê biên tài sản tương ứng.

Từ việc kê biên tài sản này khiến ông Sữa cùng gia đình hoang mang, các đối tác làm ăn với ông xa lánh, đẩy ông vào việc có tài sản cũng không thể bán được để trang trải cho việc đầu tư vào các ao cá đã nuôi.

Chính vì vậy vụ mùa năm 2012, ông Sữa thua lỗ nặng nề. Thất bại trong việc nuôi cá, cơ quan THA quận Thốt Nốt tiếp tục cho bán đấu giá hàng loạt những lô đất mang tên hộ gia đình mà không thông báo cho các thành viên với tổng số tiền bán đấu giá chưa đến 2 tỉ đồng. Ông than thở: “ Từ việc nuôi cá nợ ngân hàng, tòa án công nhận trả làm nhiều đợt, nhưng THA tự nhiên kê biên tất cả tài sản rồi đem bán gần hết. Cuối cùng, tôm mất gần hết đất, nợ ngân hàng vẫn còn”. Bức xúc, ông Sữa liên tục làm đơn khiếu nại, rồi tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng Thành phố Cần Thơ.

Trao đổi với chúng tôi, ngày 4.1.2016 ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng 12 – VKSND Thành phố Cần Thơ cho biết, Viện KSND Thành phố Cần Thơ đã báo cáo và chuyển đơn của ông Sữa đến Cơ quan điều tra – Viện KSND tối cao để nơi này xem xét giải quyết”.

Bức xúc ông Sữa làm đơn khiếu nại, rồi tố cáo nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng
Dù tài sản của ông đã bán hơn 2/3 nhưng chỉ gần 2 tỉ, trong khi nợ ngân hàng vẫn còn nguyên đó
Tài sản của ông Sữa trước khi kê biên, lúc kê biên chỉ kê biên quyền sử dụng đất, không kê biên tài sản gắng liền với đất

 

 

Tài sản. phương tiện phục vụ cho việc nuôi cá của ông Sữa

Nguồn: 

http://laodong.com.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW