Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Luật sư: "Kể cả lấy nước C2 nhiễm chì trong dạ dày ra thí nghiệm cũng khó hi vọng được bồi thường”

Wednesday, 01/06/2016, 14:44 GMT+7

Luật sư: "Kể cả lấy nước C2 nhiễm chì trong dạ dày ra thí nghiệm cũng khó hi vọng được bồi thường”

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, thật khó để người tiêu dùng đòi được bồi thường nếu họ uống phải một chai C2 hay Rồng Đỏ nhiễm chì.

Có hàng trăm nghìn chai C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì cao gấp hàng chục lần mức công bố đã được đưa vào thị trường. Điều này có nghĩa là có thể một bộ phận không nhỏ người dân đã vô tình uống phải số hàng hóa không đảm bảo chất lượng này.

Theo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

Trong trường hợp này, người tiêu dùng sử dụng chai C2 nhiễm chì hoàn toàn có quyền được đòi bồi thường từ phí URC.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để được bồi thường?

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, quá khó để người tiêu dùng đòi được bồi thường từ URC khi uống chai C2 nhiễm chì hay nước Rồng Đỏ nhiễm chì.

Bởi, theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được là do uống nước C2 hay Rồng đỏ với mức chì quá ngưỡng cho phép dẫn đến hệ quả xảy ra các căn bệnh với mình.

"Uống chai nước C2 hay Rồng đỏ nhiễm chì thì việc tích tụ chì trong cơ thể phải mất thời gian khá dài, không phát bệnh luôn nên vừa uống sản phẩm này mà cho rằng sẽ gây tác hại ngay thì sẽ khó mà chứng minh được.

Tóm lại, trong trường hợp này rất khó chứng minh C2 mình đã mua, uống nhiễm chì và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, ngoại trừ lấy thứ trong dạ dày mới uống để làm thí nghiệm. Thậm chí, kể cả có lấy ra được thật, cũng rất khó kết luận", Luật sư Trần Minh Hùng nhận định.

Ngoài ra, theo Luật sư Hùng, nếu chẳng may mua phải chai nước C2 nhiễm chì, muốn chứng minh, người tiêu dùng cần báo ngay với cơ quan có thẩm quyền hoặc mời Thừa phát lại lập vi bằng về chai nước để ngay lập tức ghi lại sự kiện, thu giữ làm bằng chứng.

Đồng thời, còn có các chứng từ như hóa đơn, biên lai, hợp đồng... liên quan đến việc mua bán số hàng hóa đó.

"Chúng ta không thể chứng minh hại trước mắt nhưng qua việc kết luận sản phẩm không đạt chất lượng thì lúc này không khó để kết luận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của người tiêu dùng bằng các nghiệp vụ, chuyên ngành liên quan...", Luật sư Hùng phân tích.

Cũng theo Luật sư Trần Minh Hùng, không chỉ người tiêu dùng, các cửa hàng, đại lý bán hàng C2 và Rồng đỏ nếu bán hàng cho khách hàng vị khách hàng phàn nàn, khiếu nại hay bị ảnh hưởng uy tín, thiệt hại thì vẫn có quyền khởi kiện bồi thường như người tiêu dùng bình thường.

Bởi khi nhà sản xuất giao sản phẩm không đạt chất lượng cho các cửa hàng, đại lý thì các cửa hàng, đại lý này vẫn bị thiệt hại tùy giao dịch cụ thể mà thiệt hại mở góc độ khác nhau.

Mới đây, Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty TNHH URC Hà Nội vì hành vi sản xuất và bán ra thị trường 02 lô sản phẩm trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố, tổng số tiền phạt là hơn 5,8 tỷ đồng.

Theo quyết định này, các vi phạm chính của công ty URC VN sau thanh tra gồm sản xuất 2 lô trà xanh hương chanh C2 (lô sản xuất ngày 4-2-2016, hạn sử dụng 4-2-2017) và lô nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu sản xuất ngày 10-11-2015, hạn sử dụng 10-8-2016 có hàm lượng chì cao quá mức công bố.

Tuy nhiên, công ty URC đã bán 2 lô sản phẩm với tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 3,9 tỷ đồng không thu hồi được. Con số này tương tứng với ít nhất 800.000 chai C2 và Rồng Đỏ không thể thu hồi.

Nguồn: http://cafebiz.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW