Khổ như làm thừa phát lại
<strong times="" new="" roman',="" serif;="" font-size:="" 18.6666660308838px;="" line-height:="" 19.533332824707px;="" text-align:="" justify;"="" style="border: 0px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; background: none 0px 0px repeat scroll transparent;">Bộ trưởng Hà Hùng Cường kể tình huống, thừa phát lại đến xác minh một tài khoản hôm nay có tiền nhưng mai lại hết. Nếu là cơ quan thi hành án chắc không khổ thế.
Tuy nhiên, nâng cao tính độc lập, khách quan trong tố tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, Chính phủ thực hiện thí điểm thừa phát lại tại 13 tỉnh thành.
Ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Thi hành án dân sự cho biết đến nay, các địa phương thí điểm đã thành lập 53 văn phòng TPL (riêng TP.HCM có 11 văn phòng) với 643 cán bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng nhiều bất cập như việc xác minh điều kiện để thi hành án qua tài khoản có rất nhiều rào cản.
Qua thí điểm tại 13 tỉnh thành, Chính phủ kiến nghị mở rộng thực hiện TPL tại các địa phương có số lượng án xét xử lớn và thi hành án nhiều. Về lâu dài, để tạo cơ sở pháp lí thực hiện có hiệu quả TPL và để cho các hoạt động của TPL “danh chính ngôn thuận”, Chính phủ đề nghị nghiên cứu, xây dựng luật TPL trình QH cho ý kiến trong năm 2016 và thông qua năm 2017.
Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh án tòa tối cao cũng cho rằng hằng năm, tòa có đến 600 ngàn văn bản, giấy tờ cần tống đạt mà hiện nay số văn phòng TPL còn quá ít nên việc tống đạt văn bản còn nhiều khó khăn.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/