Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Khó khăn khi phụ nữ thiếu kiến thức pháp luật

Friday, 08/01/2016, 08:36 GMT+7

Khó khăn khi phụ nữ thiếu kiến thức pháp luật

Kết quả nghiên cứu "Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đương đại" thực hiện ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Long An do UNDP tài trợ công bố tại Hà Nội mới đây có thông tin rất đáng lưu ý: Tỷ lệ vợ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ở nông thôn thấp hơn ở đô thị. 

Cụ thể: 44% là chồng, 22% là hai vợ chồng, 19,7% là vợ và 6,9% là bố mẹ… Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, đất hoặc nhà nếu là tài sản chung hay có sau kết hôn thì là của cả hai vợ chồng và những giao dịch trên thực tế đều phải có chữ ký của cả vợ và chồng. 

Nhưng trong nhiều trường hợp, chính vì thiếu hiểu biết nên chị em lại tự đưa mình vào thế bí. Trường hợp chị Nguyễn Thị Hoài ở Long An là ví dụ điển hình. Sau khi cưới không lâu, vợ chồng chị được bố mẹ chồng cho mảnh đất hơn 200m2 ngay sát mặt đường để làm ăn buôn bán. Chăm chỉ làm ăn, hai anh chị xây được ngôi nhà 5 tầng khang trang. Khi cuộc sống đã vương giả, anh chồng lại có bồ nhí khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng trầm trọng. 

Sau nhiều lần hòa giải không thành, hai vợ chồng nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Khi xem xét để phân chia tài sản, chị Hoài mới ngớ người khi người đứng tên trên GCNQSDĐ vẫn là bố mẹ chồng. Cả bố và mẹ chồng khăng khăng đòi lại mảnh đất đã cho vợ chồng con trai "mượn" ngày trước. Giấy trắng mực đen, lúc này chị mới hối hận vì trước đó không nghĩ đến việc làm các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đứng tên trong "sổ đỏ" và phải rời khỏi mảnh đất của gia đình chồng ra ngoài thuê nhà ở. Thậm chí, có chị còn tưởng chỉ có chồng là chủ hộ mới được đứng tên trong "sổ đỏ". 

Trong khi chị em ở nông thôn "đói" kiến thức, tòa án ở nhiều nơi lại thường khuyến khích để các cặp vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản khi giải quyết ly hôn. Việc này có thể đẩy nhanh tiến độ xét xử, giảm thủ tục hành chính nhưng lại làm tăng những bất lợi về phía phụ nữ, khiến cho họ mất đi phần tài sản chính đáng. Để giải bài toán bất cập này, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật; nghiên cứu và bổ sung các quy định đặc thù có liên quan đến việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong tố tụng. Có như vậy khi đã không còn giữ được cuộc sống hôn nhân, người phụ nữ không phải đối mặt với các rủi ro về kinh tế và xã hội sau khi ly hôn.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW