Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

KHÁI QUÁT VỀ THỪA PHÁT LẠI

Thursday, 26/03/2015, 16:20 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Tư Pháp thăm VP Thừa Phát Lại Bình Thạnh

Thừa phát lại là một chế định mới nhưng mà cũ ở Việt Nam chúng ta.Thừa Phát Lại xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc.  Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 19/7/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 130 quy định về tổ chức thi hành án, trong đó có Thừa phát lại[1]. Điều 3 của Sắc Lệnh quy định:  Trong các thị xã, khu phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký đều chịu trách nhiệm thi hành những lệnh, mệnh lệnh hoặc án của Tòa án, ở những nơi nào đã có Thừa phát lại riêng thì đương sự có quyền nhờ Thừa phát lại riêng thi hành mệnh lệnh.

   

Về thẩm quyền, trách nhiệm của Thừa phát lại trong thi hành án, Điều 1 Sắc lệnh trên quy định: Các bản án hoặc trích lục Bản án do các phòng lục sự phát cho đương sự để thi hành các án hoặc mệnh lệnh của Tòa án đều phải có thể thức thi hành, ấn định như sau: “Vậy, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa truyền cho các Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự thi hành bản án này, các ông chưởng lý và biện lý kiểm sát việc thi hành án, cai trị chỉ huy binh lực giúp đỡ mỗi khi đương sự chiếu luật yêu cầu…”.

Sau khi Đất nước thống nhất, Nhà nước áp dụng hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, chế định Thừa phát lại không còn được áp dụng.

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, Nhà Nước ta quyết định thực hiện thí điểm chế định Thừa Phát Lại với xuất phát điểm là Thành Phố Hồ Chí Minh với 05 Văn phòng Thừa Phát Lại, và hiện nay mô hình này đã được nhân rộng lên 14 Tỉnh, Thành trên cả nước với gần 60 Văn phòng và 150 Thừa Phát lại đang hoạt động.
Sự ra đời của Thừa phát lại đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xã hội hóa một số hoạt động tư pháp. Từ đây người dân biết đến hình ảnh của Thừa phát lại – những người được Nhà nước giao cho chức năng, nhiệm vụ còn rộng hơn những chấp hành viên trong lĩnh vực thi hành án.
Có thể tìm hiểu Thừa Phát Lại qua các câu hỏi:
1. Thừa phát lại là gì? làm việc ở đâu? Ai quản lý Thừa Phát Lại?
- Thừa Phát Lại là người có đủ tiệu chuẩn, điều kiện, do Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp bổ nhiệm.
-  Thừa Phát Lại làm việc tại Văn phòng Thừa Phát Lại, do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh thành lập, và Sở Tư Pháp đăng ký hoạt động.
- Bộ Tư Pháp quản lý Thừa Phát Lại và phân quyền cho Sở Tư pháp quản lý.
2. Thừa Phát Lại thực hiện những công việc gì?
Thừa Phát lại thực hiện bốn loại việc: 
- Lập vi bằng làm chứng cứ: ghi nhận sự kiện, hành vi làm chứng cứ trước Tòa hoặc làm cơ sở để thực hiện các giao dịch, quan hệ pháp lý khác;
              (Ảnh:  lập vi bằng giao nhận tiền, giấy tờ tại Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đức) 
- Tổ chức thi hành án dân sự (tương đương Chấp hành viên:
                    (Ảnh: Quyết định của Thừa Phát Lại cưỡng chế khấu trừ tiền để thi hành án)
Trong quá trình tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có chức năng, nhiệm vụ như chấp hành viên, có quyền áp dụng mọi biện pháp pháp luật quy định để tổ chức thi hành án, kể cả các biện pháp cưỡng chế thi hành án: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá; Khấu trừ thu nhập; Kê biên, xử lý tài sản; Khai thác tài sản; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;Trong trường hợp cần thiết, Thừa Phát Lại có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng (Công an, phòng cháy chữa cháy, điện lực, y tế...) để tổ chức thi hành án
- Xác minh tài sản để thi hành án:
 
Người dân có quyền yêu cầu Thừa phát lại xác minh tài sản thay cho mình để cung cấp cho cơ quan thi hành án làm căn cứ để ngăn chặn, tránh tẩu tán tài sản; để tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản.
Đối tượng xác minh bao gồm: Bất động sản, động sản, tài khoản tại Ngân hàng, phần vốn góp tại các công ty, tiền lương, thu nhập, tài sản thừa kế…
 - Tống đạt văn bản cho Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự.
3. Chi phí Thừa Phát Lại như thế nào?
- Văn phòng Thừa Phát Lại tự chủ về tài chính. Chi phí Thừa Phát Lại do Người dân có yêu cầu thỏa thuận với Thừa Phát Lại tùy theo tính chất công việc.
4. Thừa phát lại giúp ích gì cho Dân?
- Thứ nhất: Thừa Phát Lại là công cụ mà Nhà Nước tạo ra cho người Dân để tự xác lập chứng cứ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong giao dịch dân sự. Thừa Phát Lại có thể lập vi bằng mọi lúc, mọi nơi. Nói một cách ví von: Thừa Phát Lại là 113 của Dân sự!
  - Thứ hai: Thừa Phát Lại tổ chức thi hành án dân sự tương đương thẩm quyền cơ quan thi hành án dân sự: cung cấp thêm cho người Dân quyền lựa chọn nơi tổ chức thi hành án một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí và hiệu quả!
 
- Thứ ba, Thừa Phát Lại xác minh tài sản, là công cụ hữu hiệu để người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình xét xử, thi hành án, ngăn chạn hành vi tẩu tán tài sản của người phải thi hành án.
- Thứ tư, Thừa phát lại tống đạt văn bản cho Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự, giúp giảm tải hoạt động của các cơ quan này, từ đó tăng chất lượng công việc phục vụ nhân dân.
 
                                       (Ảnh: Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đức đi tống đạt)
 
 
[1] Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 19/7 hàng năm là ngày truyền thống Thi hành án dân sự.

Written : Phap Nguyen

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW