Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Hỏi đáp về doanh nghiệp

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Send question

Kính chào anh Hoàng!

Cảm ơn anh đã quan tâm đến hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức!

Vì câu hỏi của anh không cụ thể cần lập vi bằng về vấn đề gì, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về mặt pháp lý, nên Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức chỉ có thể tư vấn cho anh về thu tục chung.

Thủ tục Thỏa thuận lập vi bằng rất đơn giản, anh cứ trình bày sự việc mà anh cần lập vi bằng, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về pháp lý, Thừa phát lại sẽ tư vấn cho anh cần lập vi bằng nội dung gì.

Ví dụ: Anh mua bán nhà, cần tạo lập chứng cứ về việc giao dịch, giao nhận tiền, nhà, Thừa phát lại sẽ tư vấn lập vi bằng ghi nhận sự kiện các bên thực hiện giao dịch, giao nhận tiền, nhà.

Sau đó, giữa anh và Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức sẽ ký hợp đồng dịch vụ, và thực hiện ngay việc lập vi bằng theo yêu cầu của anh, hoặc lập vi bằng theo thời gian, địa điểm mà anh yêu cầu (không phụ thuộc giờ hành chính, hoặc địa giới hành chính).

Về mức phí lập vi bằng: Tùy theo tính chất sự việc lập vi bằng, thời gian, địa điểm... mà Thừa phát lại có thể thông báo chi phí cụ thể để anh quyết định.

Hy vọng có thể được phục vụ anh trong tương lai, anh có thể trao đổi chi tiết sự việc qua số Hotline 01234 112 115 hoặc Email: Thuaphatlaithuduc@gmail.com, hoặc đến địa chỉ 41, Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức để trao đổi trực tiếp.

Thân ái!

Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội cổ đông của Doanh nghiệp

(Ảnh: Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội đồng cổ đông của Doanh nghiệp)

(Thừa phát lại Thủ Đức)-Mức phí thi hành án tại các văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
- Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự. Cụ thể,  mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.
Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án
- Đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm với đương sự về chi phí thực hiện công việc.
- Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 17 của Thông tư này
- Trường hợp được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, người phải thi hành án có đơn đề nghị gửi Văn phòng Thừa phát lại kèm theo các tài liệu chứng minh. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và tài liệu của đương sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại xem xét, quyết định. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm và thực hiện việc chi trả số tiền được miễn, giảm cho Văn phòng Thừa phát lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, đồng thời tổng hợp số kinh phí phải thực hiện để đề nghị Bộ Tư pháp cấp bổ sung. Nếu đề nghị miễn, giảm bị từ chối thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải trả lời bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.
Căn cứ pháp lý:
 
Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
 Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báoNiêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này.  Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!
Đức Hoài (Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức)
 
Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
 Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báoNiêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này.  Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!
Đức Hoài (Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức)

Bạn GIANG PHƯỢNG, Nữ 28 tuổi:
Vì sao lại đặt tên Thừa phát lại nghe khó hiểu quá? Sao không tìm một cái tên nào đó dễ hiểu và dễ nhớ để ít nhất những người dân ít học họ cũng hiểu cơ quan này làm chức năng gì chứ? Nếu như đã có cơ quan Thi hành án rồi thì nhiệm vụ của Thừa phát lại để làm gì?

Ông NGUYỄN ĐỨC CHÍNH, Thứ trưởng Bộ Tư pháp:

Tên gọi "thừa phát lại" là một thuật ngữ có gốc Hán - Việt và có tính lịch sử, nó được tồn tại ở miền Nam Việt
Nam  trong thời kỳ trước năm 1975. Tên "thừa phát lại" đã đi vào tiềm thức của người dân phía  Nam . Nghĩa của nó chỉ một người công lại (một người không phải nhân viên nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực nhà nước vì người đó được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). Trong vốn từ ngữ Việt  Nam  hiện nay, cũng có người đề xuất có tên khác như: thừa hành viên, ở các tỉnh phía Bắc cũng có thời kỳ có các nhân vật "mõ tòa". Nhưng xét về tổng thể, thừa phát lại không chỉ là thừa hành viên, thừa phát lại cũng không chỉ là mõ tòa.


Thực ra cũng rất chia sẻ với bạn rằng tên "thừa phát lại" đúng là khá lạ, bản thân tôi là người nghiên cứu về chế định này đã nhiều năm, và các nhà khoa học thảo luận trong nhiều hội thảo cũng đề xuất nhiều thuật ngữ khác nhưng cuối cùng đã thống nhất lấy tên gọi thừa phát lại là phù hợp nhất. Tôi cho rằng lúc đầu "thừa phát lại" có thể lạ với một số người, nhưng với những người sống trước năm 1975 ở các tỉnh phía Nam thì không thấy lạ. Tôi lấy ví dụ, những năm 80 của thế kỷ trước, ở các tỉnh phía Bắc nghe từ "cử nhân luật" rất lạ tai, nhưng nay thì từ này rất quen. Tôi hy vọng rằng sau 5, 10 năm nữa, bạn và nhiều người dân sẽ thấy từ này rất thân thuộc.
Về việc đã có thi hành án rồi, sao lại còn có thừa phát lại: đây là một câu hỏi khá hay. Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp. Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại. Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án, đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. 

Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự. Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.
Tại sao cả thi hành án và thừa phát lại đều tổ chức thi hành án? Ý nghĩa chung ở đây là thí điểm xã hội hóa các công việc mà cơ quan nhà nước đang làm, giảm tải gánh nặng các công việc và tài chính của nhà nước. Do vậy, thừa phát lại có một ý nghĩa khác và đó cũng là mục đích tại sao lại cho thí điểm tổ chức thừa phát lại.

Luật sư hay Thừa phát lại khi tham gia vào việc cho vay tiền của bạn thì cũng với tư cách là người làm chứng. Luật sư chứng cho việc vay tiền với tư cách là 1 người chứng thông thường như một người với tư cách cá nhân.
Khác với luật sư, tư cách làm chứng của Thừa phát lại là đương nhiên do pháp luật quy định và Vi bằng do Thừa phát lại lập đã có giá trị chứng cứ mà không cần chứng minh hay xác minh gì thêm.
Đối với hợp đồng vay tiền do luật sư chứng nếu xảy ra rủi ro mà các bên tranh chấp, kiện nhau ra toà thì để phục vụ cho việc giải quyết vụ việc, Toà phải mời vị luật sư đã chứng hợp đồng đó lên đối chất với tư cách là người làm chứng. Nếu vì một lý do gì đó mà vị luật sư này không thể tham gia hay có mặt tai Toà án để đối chất thì sao? Lúc đó, tuỳ trường hợp mà toà án giải quyết nhưng chắc chắn thời gian giải quyết vụ việc của vụ việc sẽ lâu hơn bình thường. Toà cũng có thể phải tiến hành thủ tục xác minh chữ ký, dấu vân tay…vv của các bên tham gia giao dịch nếu thấy cần thiết.
Còn đối với vi bằng của Thừa phát lại, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên chỉ cần đưa vi bằng của Thừa phát lại cho toà án. Toà án sẽ căn cứ vào vi bằng để giải quyết vụ việc mà không phải mời Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đã lập vi bằng cho bạn lên để đối chất. Bởi vì bản thân vi bằng đã có giá trị chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại được lập theo một quy trình thủ tục chặt chẽ, bao gồm lời chứng của Thừa phát lại, hình ảnh các bên lập và ký vào hợp đồng vay, hình ảnh các bên giao nhận tiền và vi bằng được đăng ký tại sở tư pháp trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày lập nên có giá trị chứng cứ cao.

Trước hết, xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn! Chuyên trang Thừa phát lại đã liên hệ với Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại để nhờ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Sau đây xin đăng nguyên văn câu trả lời của ông:
 
"Không chỉ riêng ở Việt Nam, trường hợp này xảy ra ở nhiều nước có chế định Thừa phát lại. Khi gặp trường hợp này, có thể có một số cách xử lý sau: 1.Hai Văn phòng Thỏa thuận Chỉ một VPTPL lập vi bằng nếu các bên cùng yêu cầu một nội dung; 2. Cả hai Thừa phát lại cùng lập vi bằng, nhưng nội dung cơ bản là giống nhau (vì sự thật chỉ có một), chỉ có thể khác nhau một vài điểm về cách diễn đạt. Tuy nhiên, có trường hợp nội dung yêu cầu của các bên là khác nhau, thì nội dung vi bằng có thể khác nhau về mức độ chi tiết, chủ yếu do Thừa phát lại phải tập trung miêu tả rõ ràng các sự kiện, hành vi theo phạm vi yêu cầu của Khách hàng. Ví dụ như Bên A chỉ yêu cầu lập vi bằng hiện trạng bức tường, còn Bên B yêu cầu lập vi bằng hện trạng cả ngôi nhà, thì dĩ nhiên nội dung hai Vi bằng sẽ khác nhau, nhưng phần mô tả về bức tường gần như là giống nhau. Điều lưu ý là giữa các Thừa phát lại thì phải luôn tôn trọng sự thật và tình đồng nghiệp, không vì yêu cầu của Khách hàng mà làm trái nguyên tắc và ảnh hưởng đến tình cảm đồng nghiệp và nghề Thừa phát lại nói chung."

Thừa phát lại là người do nhà nước bổ nhiệm, thực hiện các công việc mang tính chất công. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn thí điểm nên chi phí để Thừa phát lại thực hiện công việc của mình chưa được quy định 1 cách thống nhất và cụ  thể. Do đó, trong 1 số trường hợp và 1 công việc nhất định, Thừa phát lại và khách hàng được quyền thỏa thuận chi phí trong hợp đồng dịch vụ.

- Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
-   Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự. Những vụ việc phức tạp, văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.-   Chi phí tống đạt do Tòa án, Cục Thi hành án dân sự, Chi Cục Thi hành án dân sự thỏa thuận với văn phòng Thừa phát lại dựa trên bảng phí do Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC quy định.
Bạn hoặc công ty bạn chịu thiệt hại liên quan đến hàng hóa bị làm giả đang được sản xuất hoặc bày bán ở một cơ sở nào đó? 
Thừa phát lại sẽ giúp bạn lập vi bằng, tạo chứng cứ pháp lý trước khi yêu cầu bên đối lập chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại. Ví dụ, công ty bạn bị một công ty khác làm nhái một dòng sản phẩm. Thừa phát lại sẽ đáp ứng yêu cầu của công ty bạn lập vi bằng ghi nhận việc sản phẩm nhái. Quá trình bắt đầu từ khi mua sản phẩm của công ty đối thủ mà công ty bạn cho rằng là sản phẩm nhái tại hệ thống phân phối của công ty đối thủ đến khi hoàn thành việc mua bán, di chuyển hàng hóa đó đến địa điểm định sẵn, niêm phong và đóng dấu niêm phong. Gửi mẫu hàng nghi nhái đến cơ quan kiểm định có thẩm quyền.
.

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW