Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?

Trả lời cho câu hỏi của một bạn sinh viên luật sắp ra trường: "Vị trí Thứ ký thừa phát lại thường phải làm những công việc gì ạ?"

Để trở thành một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại điều kiện đầu tiên là bạn cần tốt nghiệp trung cấp luật hoặc một chứng chỉ đào tạo chuyên ngành luật cao hơn. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại hỗ trợ Thừa phát lại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Về cơ bản, các công việc của Thừa phát lại gồm có: tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án. Chính vì vậy, Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc thực hiện các công việc nêu trên. Cụ thể từng việc có thể được nêu chi tiết hơn như sau:

- Trong hoạt động tống đạt, thông thường các văn phòng Thừa phát lại sẽ có 2 bộ phận: thứ nhất là thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt và thứ 2 là bộ phận quản lý tống đạt. Thư ký tống đạt thực hiện việc tống đạt văn bản của các cơ quan ban hành như Tòa án, Cơ quan Thi hành án, Viện kiểm sát đến các cơ quan, đương sự theo yêu cầu và đúng quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật liên quan. Thư ký nghiệp vụ tống đạt, trực tiếp và chủ động thực hiện việc tống đạt như: nhận văn bản tại các cơ quan ban hành, trực tiếp gặp đương sự để trao đổi và giao văn bản, liên hệ với các đơn vị như: công an xã, phường, ủy ban nhân dân phường, xã, tổ dân phố,… để phối hợp trong việc thực hiện tống đạt. Bộ phận còn lại quản lý về mặt thống kê số lượng văn bản, kiểm duyệt tính chính xác của các văn bản do thư ký tống đạt thực hiện, liên hệ và làm việc theo ủy quyền của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan ban hành về việc thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ tống đạt,…

- Trong hoạt động lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tìm hiểu, tiếp nhận hồ sơ liên quan đến việc lập vi bằng. Tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, Thư ký nghiệp vụ thực hiện các công việc như: chụp hình, quay phim, ghi chép diễn biến sự kiện được yêu cầu lập vi bằng, liên hệ các bên liên quan,… theo sự hướng dẫn của Thừa phát lại. Sau khi lập vi bằng tại hiện trường, Thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc soạn thảo nội dung vi bằng về sự kiện đã được ghi nhận.

- Trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án, các hoạt động chủ yếu được Thừa phát lại thực hiện, Thư ký nghiệp vụ giúp việc cho Thừa phát lại theo các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể như: liên hệ các đơn vị liên quan trong việc thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án, soạn thảo các văn bản, công văn, quyết định liên quan đến việc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án.

Thực hiện công việc với tư cách là một thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ là cơ hội để một cử nhân luật hoặc một bạn trẻ mới kết thúc việc đào tạo chuyên ngành luật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với đương sự và được tham gia sâu vào công việc nghề có tính thực tiễn. Thư ký nghiệp vụ được rèn luyện tính chủ động trong công việc và phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, tra cứu văn bản pháp luật và giải quyết vấn đề - những nền tảng quan trọng của một bạn trẻ khi bước vào nghề luật.

Hình ảnh có thể có: máy ảnh
 
 
 
 

Answer by : TPL Đức Hoài


Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW