Video
Thống kê
|
FAQsDưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất. Send questionVăn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo; Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này. Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!
Đức Hoài (Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức)
Tại sao lấy tên là Thừa phát lại, nghe khó hiểu quá?
(Giang Phượng,11/10/2014)
Bạn GIANG PHƯỢNG, Nữ 28 tuổi:
Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự. Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại. Luật sư hay Thừa phát lại khi tham gia vào việc cho vay tiền của bạn thì cũng với tư cách là người làm chứng. Luật sư chứng cho việc vay tiền với tư cách là 1 người chứng thông thường như một người với tư cách cá nhân. cho hỏi về việc công chứng từ chối nhận di sản?
(,22/07/2014)
Hồ sơ pháp lý của người từ chối nhận, nhường (cho) quyền hưởng di sản thừa kế 1.CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người
2.Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao)
3.Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
4.Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
5.Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế
Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
Giấy tờ nhà đất từ trước đến nay gồm những loại nào?
(,22/07/2014)
Các loại giấy tờ nhà đất từ trước đến nay? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau điểm nào?Giấy trắng nhà đất là gì?
điều kiện để trở thành Công chứng viên
(,22/07/2014)
Tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên
Điều 13. Tiêu chuẩn công chứng viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật.
(Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) Không có người tham gia đấu giá, trả giá ở ở buổi đấu giá tài sản không được xem là đấu giá tài sản không thành? Đây là quan điểm của một số chuyên gia pháp lý thời gian qua
Một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo xin chỉ đạo, hướng dẫn đối với trường hợp tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án đã được đưa ra bán đấu giá công khai nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá. Về vấn đề nay, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với nhiều cơ quan liên quan. Trên cơ sở cuộc họp liên ngành và văn bản góp ý của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, ngày 27/02/2013 Bộ Tư pháp có Công số 1569 /BTP-TCTHADS hướng dẫn về xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá với những nội dung cơ bản như sau:
1. Về việc xử lý tài sản bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá
Điều 104 Luật Thi hành án dân sự về xử lý tài sản bán đấu giá không thành quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu tiếp tục thông báo bán đấu giá thì cũng không bán được, dẫn đến việc xử lý tài sản kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.
Do đó, việc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án phải tuân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị địnhsố 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ và xem xét áp dụng quy định Điều 202 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể: trong quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì cơ quan thi hành án dân sự cần kiểm tra lại quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án thì phải tổ chức thực hiện lại đúng với quy định của pháp luật. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá được coi là trường hợp bán đấu giá tài sản không thành để áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự tiếp tục xử lý tài sản thi hành án.
2. Chi phí trong trường hợp bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá
Các khoản chi phí hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản cưỡng chế thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá áp dụng theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc tạm ứng, thu, chi theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trích: Website Tổng cục thi hành án dân sự khai nhận di sản thừa kế, cần biết những gì?
(,22/07/2014)
Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu (Phòng Công chứng cung cấp).
+ Văn bản nhận tài sản thừa kế do người thừa kế tự soạn thảo có nội dung theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc yêu cầu Phòng Công chứng soạn thảo.
+ Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm: - Số lượng hồ sơ: 04 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong buổi làm việc nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công chứng.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản nhận tài sản thừa kế đã được công chứng.
- Phí:
+ Tên: phí công chứng.
+ Mức phí: Tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch cụ thể như sau:
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người có yêu cầu công chứng trực tiếp đến cơ quan công chứng hoặc yêu cầu Công chứng viên trực tiếp đến tận nơi cá nhân có yêu cầu để công chứng. Trước hết xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
Chuyên trang xin phúc đáp bạn như sau:
Đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của đình chỉ thi hành án là việc chấm dứt thi hành đối với các bản án, quyết định dân sự. Việc thi hành án sau khi bị đình chỉ sẽ không được đưa ra thi hành nữa, các bên đương sự cũng chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của họ đã tuyên trong bản án, kể cả nghĩa vụ đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định đình chỉ thi hành án khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật.
Điều 50 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định các trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án trong đó có các trường hợp do nguyên nhân khách quan, như: Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác… Các trường hợp trên, có trường hợp người được thi hành án không còn quyền yêu cầu (đối với phần bản án, quyết định đã bị hủy) hoặc không thể yêu cầu (do người phải thi hành án chết mà không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người khác).
Bên cạnh đó, Luật Thi hành án dân sự cũng quy định trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án khi đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba (điểm c khoản 1 Điều 50). Trong trường hợp này, các bên đương sự vẫn được quyền tiếp tục thi hành án không thông qua cơ quan thi hành án dân sự.
Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định: Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về việc Văn phòng Thừa phát lại không được thụ lý các vụ việc thi hành án cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định đình chỉ thi hành án do người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án thì sau đó họ vẫn có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Tuy nhiên, việc thi hành án phải còn trong thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Câu trả lời mang tính chất tham khảo!
Trân trọng! Trước hết, xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn! Chuyên trang Thừa phát lại đã liên hệ với Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại để nhờ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Sau đây xin đăng nguyên văn câu trả lời của ông:
"Không chỉ riêng ở Việt Nam, trường hợp này xảy ra ở nhiều nước có chế định Thừa phát lại. Khi gặp trường hợp này, có thể có một số cách xử lý sau: 1.Hai Văn phòng Thỏa thuận Chỉ một VPTPL lập vi bằng nếu các bên cùng yêu cầu một nội dung; 2. Cả hai Thừa phát lại cùng lập vi bằng, nhưng nội dung cơ bản là giống nhau (vì sự thật chỉ có một), chỉ có thể khác nhau một vài điểm về cách diễn đạt. Tuy nhiên, có trường hợp nội dung yêu cầu của các bên là khác nhau, thì nội dung vi bằng có thể khác nhau về mức độ chi tiết, chủ yếu do Thừa phát lại phải tập trung miêu tả rõ ràng các sự kiện, hành vi theo phạm vi yêu cầu của Khách hàng. Ví dụ như Bên A chỉ yêu cầu lập vi bằng hiện trạng bức tường, còn Bên B yêu cầu lập vi bằng hện trạng cả ngôi nhà, thì dĩ nhiên nội dung hai Vi bằng sẽ khác nhau, nhưng phần mô tả về bức tường gần như là giống nhau. Điều lưu ý là giữa các Thừa phát lại thì phải luôn tôn trọng sự thật và tình đồng nghiệp, không vì yêu cầu của Khách hàng mà làm trái nguyên tắc và ảnh hưởng đến tình cảm đồng nghiệp và nghề Thừa phát lại nói chung." |