Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Đầu thú, tự thú ở đâu mới đúng?

Tuesday, 06/10/2015, 10:55 GMT+7

Đầu thú, tự thú ở đâu mới đúng?

Không nên rập khuôn cách hiểu việc tự thú, đầu thú phải diễn ra tại cơ quan công an, VKS, tòa án.

Số trước, Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh hai vụ án khá lạ: Một vụ bị cáo (có vấn đề về tâm thần) sát hại bạn gái ở bãi đất trống gần đường xong chạy ra đường đứng la lớn: “Tôi đã giết người, giết người”, nhờ đó người xung quanh mới biết để báo công an bắt bị cáo. Vụ khác, bị cáo lừa đảo lấy xe máy, sau đó quay lại nhà nạn nhân xin lỗi, nạn nhân đã báo công an đến bắt bị cáo. Trong hai vụ án này, khi xét xử, TAND TP.HCM đều áp dụng tình tiết giảm nhẹ là tự thú, đầu thú với các bị cáo.

Từng có thông tư hướng dẫn nhưng hết giá trị

Hai vụ án trên đã gây nhiều tranh cãi bởi từ trước tới nay, nhiều người vẫn cho rằng việc tự thú, đầu thú phải diễn ra tại cơ quan có thẩm quyền như công an thì mới có giá trị pháp lý, mới được xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Vậy quy định, hướng dẫn về vấn đề này như thế nào?

Theo nhiều chuyên gia, cả BLHS 1985 và BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đều không quy định về vấn đề này, chỉ quy định “người phạm tội tự thú” là tình tiết giảm nhẹ (điểm h khoản 1 Điều 38 BLHS 1985, điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS 1999).

Tuy nhiên, Thông tư liên tịch 05 ngày 2-6-1990 của Bộ Nội vụ - VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Tư pháp (hướng dẫn thi hành chính sách đối với người ra tự thú, bao gồm cả đầu thú) có quy định: “Trong mọi trường hợp, khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận người tự thú phải lập biên bản, ghi lời khai, làm rõ hành vi phạm tội, quá trình trốn tránh pháp luật của họ và những vấn đề khác có liên quan đến việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đó là thủ tục tố tụng bắt buộc, làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét hình thức xử lý và áp dụng chính sách khoan hồng đối với họ. Người phạm tội ra tự thú có thể thực hiện tự thú ở cơ quan công an, VKSND hoặc TAND các cấp; nếu việc giải quyết đối với người tự thú không thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan tiếp nhận phải báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận” (khoản 4 Mục III).


 
Bị cáo Cao Thị Hồng Thắm, người vừa được TAND TP.HCM giảm án về tội lừa đảo vì đã đến nhà nạn nhân thú nhận hành vi phạm tội và xin lỗi. Ảnh: H.YẾN

Sau khi BLHS 1985 được thay thế bởi BLHS 1999, về nguyên tắc, Thông tư 05/1990 cũng không còn giá trị pháp lý. Cho đến nay chưa có thông tư nào thay thế Thông tư 05/1990.

Để hướng dẫn các tòa áp dụng BLHS 1999, TAND Tối cao đã ban hành Công văn 81 ngày 10-6-2002 (giải đáp các vấn đề về nghiệp vụ). Khoản 7 Mục I Công văn 81/2002 có đoạn: “Tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, dù không trực tiếp chỉ rõ việc tự thú, đầu thú diễn ra ở đâu nhưng ở một góc độ nào đó, có thể hiểu tinh thần của hướng dẫn này là tại cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài Thông tư 05/1990 (đã hết giá trị pháp lý) và Công văn 81/2002 (đang được ngành tòa án áp dụng) thì không còn văn bản dưới luật nào đề cập tới vấn đề tự thú, đầu thú phải diễn ra tại đâu, với ai mới được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.

Cần có quy định hoặc hướng dẫn mới chính thức

Nhiều ý kiến cho rằng Công văn 81/2002 của TAND Tối cao chỉ là công văn hướng dẫn nghiệp vụ trong ngành tòa án, không phải là văn bản pháp quy nên không có giá trị. Mặt khác, công văn này cũng không trực tiếp chỉ rõ việc tự thú, đầu thú phải diễn ra tại đâu.

Do vậy, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia cho rằng để áp dụng thống nhất thì dự thảo BLHS (sửa đổi) cần quy định rõ về vấn đề này. Trong trường hợp luật mới không sửa đổi quy định, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành một thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư 05/1990 để hướng dẫn về chính sách đối với người ra tự thú, đầu thú.

Về nội dung của quy định hay hướng dẫn mới, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM) và TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) đều góp ý: Không nên rập khuôn cách hiểu việc tự thú, đầu thú phải diễn ra tại cơ quan công an, VKS, tòa án bởi BLHS hiện hành chỉ quy định “người phạm tội ra tự thú” chứ không quy định tự thú ở đâu. Thay vào đó, nên chấp nhận cả việc đầu thú, tự thú “ở bên ngoài”, với người khác không phải là cán bộ có thẩm quyền như người phạm tội thừa nhận hành vi với nạn nhân hay cha mẹ, người thân... để họ báo công an. Nếu sau đó người này sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc mình đã làm thì đều cần được xem là tự thú hay đầu thú. Ngược lại, nếu người phạm tội thừa nhận hành vi với nạn nhân hay cha mẹ, người thân... mà sau đó lại lẩn tránh, chối bỏ trách nhiệm thì không được xem xét.

Đây là một cách hiểu tiến bộ, thể hiện sự khoan hồng hơn đối với người phạm tội có biểu hiện ăn năn hối cải, khuyến khích họ thú nhận, thừa nhận lỗi lầm. Đây cũng là cách hiểu mà nhiều thẩm phán ở TP.HCM đang áp dụng hiện nay.

Đây là một cách hiểu tiến bộ, thể hiện sự khoan hồng hơn đối với người phạm tội có biểu hiện ăn năn hối cải, khuyến khích họ thú nhận, thừa nhận lỗi lầm. Đây cũng là cách hiểu mà nhiều thẩm phán ở TP.HCM đang áp dụng hiện nay.

 

Ít nhất cũng cần có nghị quyết

Theo ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao), Thông tư liên tịch 05/1990 hướng dẫn áp dụng BLHS 1985. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì BLHS 1999 đã thay thế BLHS 1985 nên các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS 1985, trong đó có Thông tư 05/1990 về nguyên tắc không còn giá trị pháp lý. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, khi chưa có thông tư mới thay thế, các cơ quan tố tụng vẫn có thể vận dụng những nội dung của Thông tư 05/1990 còn phù hợp với BLHS 1999 để xem xét, đánh giá.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý, các cơ quan đã ban hành Thông tư 05/1990 cần ban hành một thông tư liên tịch thay thế. Trong khi chưa ban hành được thông tư liên tịch mới thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nên ban hành nghị quyết để có giá trị pháp lý cao hơn Công văn 81/2002.

Nguồn: http://netluat.phapluattp.vn/


Written : thanhtuyen

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW