Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Đau khổ vì nợ khó đòi!

Wednesday, 18/05/2016, 08:57 GMT+7

Đau khổ vì nợ khó đòi!

Làm sao thu hồi được nợ: kiện ra tòa, sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê… “nhờ” giang hồ hay thừa phát lại?

Từ câu chuyện của ông D.

 

hông đòi được khoản nợ hơn 20 tỉ đồng, công ty chuyên sản xuất cửa gỗ của ông D. (có trụ sở tại Bình Thạnh, TPHCM) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn… Nỗi khổ của ông D. bắt nguồn từ cơn sốt địa ốc năm 2007-2010. Khi đó, các nhà đầu tư bất động sản ùn ùn xây dựng chung cư nên công ty của ông D. ký được nhiều hợp đồng cung cấp cửa gỗ HDF tiền tỉ.

Công việc kinh doanh đang “ngon lành” thì thị trường bất động sản trở nên nguội lạnh. Hàng loạt hợp đồng cung cấp cửa gỗ cho các đối tác trong năm 2012 đã được công ty thực hiện xong, nhưng đối tác chỉ thanh toán được một phần do khó khăn về tài chính. Công việc kinh doanh của ông D. vì vậy mà chùng xuống… Hành trình đi đòi nợ của ông bắt đầu từ đó cho đến nay.

Ông D. kể, có một công ty xây dựng có trụ sở ở quận 10 nợ công ty ông hơn 1 tỉ đồng. Công ty này “có tiền” nhưng vì có sự thay đổi nhân sự điều hành nên người mới không thừa nhận một số biên bản nghiệm thu công trình của người cũ. Sau nhiều lần làm việc, phía con nợ đồng ý trả nếu ông D. chịu giảm 30% khoản nợ.

Không suy nghĩ nhiều, ông D. đồng ý ngay. Bởi ông đã có kinh nghiệm từ việc kiện một đối tác khác ra tòa đòi nợ cho thấy thời gian kéo dài, tốn kém… Đó là trường hợp [đối với] một công ty xây dựng có trụ sở trên đường D2 quận Bình Thạnh. Hợp đồng cung cấp cửa gỗ cho một cụm chung cư ở quận Bình Tân giữa công ty của ông D. với công ty này trị giá gần 8 tỉ đồng. Ông D. thực hiện xong hợp đồng, công ty xây dựng đối tác còn nợ ông hơn 2,6 tỉ đồng và họ đề nghị ông nhận căn hộ chung cư để cấn trừ.

Lúc đó, thị trường căn hộ ế ẩm nên ông D. từ chối nhận, khoản nợ này cứ nằm đó. Đến năm 2013, ông D. đồng ý nhận căn hộ thì con nợ không còn căn hộ nào… và cũng không có tiền để trả nợ. Thế là ông D. quyết định khởi kiện ra tòa án quận Bình Thạnh để đòi nợ. Sau gần một năm “chạy tới, chạy lui”, cuối cùng tòa cũng ra phán quyết: buộc công ty xây dựng kia phải trả cho công ty của ông D. số tiền hơn 3 tỉ đồng (cả nợ gốc và lãi).

Bản án có hiệu lực và được chuyển cho Chi cục thi hành án Bình Thạnh thi hành. Tuy nhiên, hơn một năm nay, công ty của ông D. mới thu hồi được hơn 150 triệu đồng (do công ty xây dựng kia tự nguyện trả). Bởi vì, cơ quan thi hành án cho biết không tìm thấy tài sản của công ty đối tác đảm bảo thi hành án. Dù công ty này có trụ sở rất to, lãnh đạo đi xe hơi tiền tỉ… nhưng tất cả tài sản đó đều được thế chấp ở các ngân hàng!

Sau chuyện này, để thu hồi số nợ hơn 1 tỉ đồng từ một công ty xây dựng ở quận 8, ông D. đã tìm đến một số công ty đòi nợ thuê. Tuy nhiên, sau khi nghe “cách thức” đòi nợ của những công ty này, ông đã từ bỏ ý định.

Dù các công ty đòi nợ thuê cam kết rằng việc đòi nợ không vi phạm pháp luật, nhưng chi phí phải trả cho dịch vụ đòi nợ vào khoảng 30-40% trên tổng số tiền thu về. Điều đáng nói là, cuối cùng nếu không đòi được nợ thì vẫn phải đưa nhau ra tòa.

Thế là, ông D. lại phải nhờ luật sư khởi kiện công ty này cũng như một số đối tác (một công ty xây dựng ở quận 1, một công ty xây dựng ở quận 2…) còn nợ công ty ông hơn 10 tỉ đồng ra tòa. Ông biết hành trình khởi kiện khó khăn nhưng chắc chắn thắng vì công nợ đối chiếu rất rõ ràng, con nợ thừa nhận nợ… “Sợ nhất là việc thi hành các bản án. Nhưng bây giờ có thừa phát lại tham gia thi hành án dân sự, thử nhờ cậy vào lực lượng này xem sao”, ông D. nói.

Đến công tác thi hành án

Thi hành án là khâu quan trọng cũng là khâu cuối cùng của giai đoạn tố tụng. Các doanh nghiệp sau khi kết thúc khởi kiện đều muốn nhanh chóng chuyển sang cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc yêu cầu thi hành án hiện nay gặp không ít khó khăn. Đó là khó xác minh thông tin, điều kiện tài sản của người thi hành án; không dễ phong tỏa cưỡng chế tài sản (con nợ thường nợ các ngân hàng)…

Luật sư Phan Hùng, Văn phòng luật sư Phan Hùng, cho biết trong quá trình hành nghề ông đã gặp các tình huống như: khi xác minh được tài sản của người phải thi hành án, ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp có số dư trong tài khoản, nhưng họ thông báo đây là tài sản, tài khoản đã thế chấp - thuộc tài sản của ngân hàng nên chấp hành viên, cơ quan thi hành án không thể phong tỏa, cưỡng chế được.

Đó là chưa nói đến hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh trong hoạt động Thi hành án dân sự, mà ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, từng thừa nhận. Cho nên, để hạn chế tiêu cực, năm 2016 này Tổng cục Thi hành án dân sự dự kiến sẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm soát công việc và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ để tạo sự minh bạch, công khai, ngăn ngừa nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh trong hoạt động thi hành án.

Ông Thành cũng cho biết công tác thi hành án dân sự sẽ được đẩy mạnh trong năm 2016. Vì tổng kết công tác thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp năm 2015 cho thấy: “Các cơ quan thi hành án dân sự đã có nhiều nỗ lực trong công tác thi hành án dân sự nhưng tỷ lệ giải quyết vụ việc xong vẫn còn thấp, số tiền, số vụ việc chưa thi hành còn rất lớn; nhiều vụ án dân sự còn để tồn đọng kéo dài, số vụ khiếu nại tố cáo liên quan đến thi hành án vẫn phức tạp...”.

Được biết, hiện cả nước có 63 cục thi hành án dân sự và 710 chi cục thi hành án dân sự với 4.128 chấp hành viên, 607 thẩm tra viên, 1.731 thư ký thi hành án... Theo Bộ Tư pháp, để giải quyết án dân sự tồn đọng hiện nay thì năm 2016 này phải bổ sung thêm biên chế và chính sách đãi ngộ đối với một số chức danh cho các cơ quan thi hành án.

Bên cạnh đó là chế định thừa phát lại đã được chính thức thực hiện trên cả nước sau sáu năm thí điểm. Với chế định này thì không chỉ có Cơ quan Thi hành án dân sự mà các Văn phòng thừa phát lại cũng được trao cho quyền xác minh điều kiện án và trực tiếp thi hành án dân sự. Hiện cả nước đã có 53 văn phòng thừa phát lại nhưng chỉ mới xác minh điều kiện thi hành án được 781 vụ việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 322 vụ việc.

Ngoài ra, sở dĩ số việc thi hành án mà các văn phòng thừa phát lại đang thụ lý còn ít so với tiềm năng, theo Sở Tư pháp TPHCM, một phần là do phạm vi thẩm quyền tổ chức thi hành án theo địa bàn quận, huyện quá hẹp.

Vì vậy, theo sở này, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật theo hướng quy định thẩm quyền tổ chức Thi hành án cho Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án đối với toàn bộ các bản án, quyết định của Tòa án các cấp tại TPHCM như là thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án hiện tại.

Ngoài ra, Sở Tư pháp TPHCM cũng kiến nghị nên có quy định pháp luật quy định về việc ủy thác giữa Văn phòng thừa phát lại với các cơ quan thi hành án và ngược lại. Bởi vì, hiện nay có trường hợp Văn phòng thừa phát lại đang tổ chức thi hành án mà phát sinh các tài sản ở các địa phương khác; hoặc bản án, quyết định đang tổ chức thi hành ở địa phương khác, mà phát hiện tài sản tại TPHCM, mà đương sự có yêu cầu ủy thác cho Văn phòng thừa phát lại thụ lý, thì hiện nay chưa có hướng xử lý. 

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW