Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Đăng ký vi bằng: Nên quy định là 5 ngày?

Monday, 19/12/2016, 14:08 GMT+7

Đăng ký vi bằng: Nên quy định là 5 ngày?

Kinhtedothi - Với việc mở rộng phạm vi hoạt động của Thừa phát lại (TPL), nhiều ý kiến cho rằng nên kéo dài thời hạn đăng ký vi bằng để phù hợp với các trường hợp lập vi bằng ở các vùng sâu, vùng xa.

Hiện nay, theo quy định TPL chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nơi đặt Văn phòng TPL.
Thế nhưng thực tế, nhu cầu của khách hàng thì không chỉ gói trong địa bàn nơi đặt văn phòng TPL. Theo phản ánh của nhiều Văn phòng, họ nhận được nhiều yêu cầu từ khách hàng ở xa, ngoài phạm vi tỉnh, TP nơi đặt Văn phòng, đặc biệt là nhu cầu về lập vi bằng ngày càng lớn. Vì vậy, các Văn phòng cho rằng mở rộng phạm vi hoạt động cho Văn phòng là cần thiết. Theo Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động TPL dự kiến mở rộng phạm vi lập vi bằng ra ngoài tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, nơi đặt Văn phòng TPL so với quy định hiện hành. Việc mở rộng địa bàn lập vi bằng của TPL như trên theo Bộ Tư pháp là phù hợp và cũng nhằm tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho các Văn phòng, đáp ứng nhu cầu lập vi bằng của cá nhân, tổ chức cả ở các tỉnh, TP chưa thực hiện chế định TPL.
Mặt khác, hoạt động lập vi bằng của TPL rất đa dạng về sự kiện, hành vi trên thực tế, có những sự kiện diễn ra từ tỉnh, TP này sang tỉnh, TP khác. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi lập vi bằng ra ngoài tỉnh, TP nơi Văn phòng đặt trụ sở là phù hợp.
Ông Phạm Anh Dũng - Phó trưởng Văn phòng TPL Hai Bà Trưng đồng tình “mở rộng phạm vi hoạt động cho TPL ra toàn quốc là tăng tính cạnh tranh giữa các Văn phòng”. Ông Nguyễn Văn Lạng - Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình cũng đồng thuận “Quan trọng là bó hẹp về phạm vi hoạt động thì người dân sẽ khó khăn trong trường hợp nơi không có Văn phòng, việc mở ra cho TPL hoạt động ngoài phạm vi tỉnh, thành nơi đặt trụ sở cũng là để thêm sự lựa chọn cho người dân”.
Theo quy định, vi bằng phải lập thành 3 bản chính: 1 bản giao người yêu cầu; 1 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nơi thực hiện chế định TPL để đăng ký trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 1 bản lưu trữ tại Văn phòng TPL theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
Dự thảo Nghị định về tổ chức hoạt động của TPL tiếp tục duy trì việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp; tuy nhiên, Sở Tư pháp chỉ đăng ký vi bằng về mặt hình thức (căn cứ vào thời hạn gửi vi bằng để vào Sổ đăng ký) nhằm xác nhận việc TPL có lập vi bằng trong thực tế để tránh việc “tạo lập” nguồn chứng cứ sau này. Khi đăng ký, Sở Tư pháp không xem xét phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng của TPL. Nội dung của vi bằng và những vấn đề liên quan khác sẽ do TPL chịu trách nhiệm nhằm nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của TPL.
Ông Phan Quốc Thắng - cố vấn pháp lý Văn phòng TPL Hai Bà Trưng phân tích: Hiện nay, quy định TPL được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nơi đặt Văn phòng TPL thì thời hạn đăng ký là 3 ngày, nay mở rộng đến phạm vi toàn quốc nên quy định những trường hợp này là 5 ngày. “Chúng tôi đi đến tận Mù Cang Chải lập vi bằng, nguyên thời gian đi về đã mất mấy ngày thì quy định trong 3 ngày phải đăng ký sẽ khó khả thi” - ông Thắng nói.
Liên quan đến thẩm quyền lập vi bằng, Dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định về thẩm quyền lập vi bằng như quy định hiện hành. Theo đó, TPL có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp pháp luật cấm. Đồng thời, dự thảo Nghị định bổ sung 1 điều luật riêng để quy định và làm rõ về các trường hợp không được lập vi bằng như: Không được lập vi bằng đối với những việc TPL không được làm; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định của Bộ luật Dân sự, trái đạo đức xã hội; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp.
(Nguồn: http://www.kinhtedothi.vn/)

Written : letramy

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW