Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Đã đến lúc thực hiện chính thức thừa phát lại

Tuesday, 10/11/2015, 10:07 GMT+7

Đã đến lúc thực hiện chính thức thừa phát lại

Ngày 9-11, Quốc hội đã nghe báo cáo tổng kết việc triển khai thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại. Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu đã tán thành đề nghị của Chính phủ về việc cho chính thức thực hiện chế định này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại (TPL). TPL đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, đã tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân lựa chọn. “Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các văn phòng TPL khẳng định chủ trương và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là trong điều kiện các loại hình dịch vụ TPL cung cấp có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành” - ông Hiện nhận xét.

Qua đánh giá chung, Ủy ban Tư pháp thống nhất cho rằng thí điểm chế định TPL là một chủ trương lớn về xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Qua kết quả tổng kết, về cơ bản các vấn đề về lý luận đã rõ, kết quả hoạt động của các tổ chức TPL thời gian qua là cơ sở thực tiễn quan trọng để xem xét cho phép mô hình tổ chức này được chính thức hoạt động.

“Đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp đều tán thành đề nghị của Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết ghi nhận kết quả đạt được và cho kết thúc việc thí điểm để chính thức thực hiện chế định TPL” - ông Hiện cho hay.


Nếu có luật về TPL, hoạt động của TPL sẽ hiệu quả hơn. Trong ảnh: TPL Đỗ Phi Thường (Văn phòng TPL quận Gò Vấp, TP.HCM, bìa phải) đang ghi nhận hiện trạng nhà để lập vi bằng. Ảnh: T.TÙNG

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM Trần Du Lịch ủng hộ đề nghị này: “Tôi đồng ý với tờ trình dự thảo nghị quyết về thực hiện chế định TPL là không nên thí điểm gì nữa. Các nước người ta đã làm mấy thế kỷ rồi. Việt Nam làm một thế kỷ rồi bỏ không làm nữa vì chúng ta bao cấp mọi quan hệ dân sự trong thời gian quá dài”.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm bổ sung: Một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả của hoạt động thí điểm là do cơ sở pháp lý cho TPL chưa rõ ràng. “Để có cơ sở tiếp tục đánh giá, trước mắt cần có biện pháp như Ủy ban Tư pháp đã đề nghị là chấm dứt nghị quyết thí điểm trước đây. Đồng thời QH ra nghị quyết mới, có quy phạm pháp luật khắc phục những vướng mắc pháp lý đã thấy rõ qua quá trình thí điểm” - ông Tâm nói. Cạnh đó, ông Tâm cũng kiến nghị giao Chính phủ sớm trình QH ban hành luật về TPL.

Thảo luận tại tổ, ĐB Hà Hùng Cường (Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp) cho hay đối với chế định TPL, chủ trương là rất rõ ràng: Nếu cái gì xã hội hóa làm tốt hơn thì Nhà nước sẵn sàng “buông”, tạo điều kiện về hành lang pháp lý để thực hiện cho tốt, giúp hoạt động của chế định TPL tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Từ việc này cũng từng bước tinh giản được biên chế bộ máy.

Ông Cường cũng cho rằng kết quả hoạt động của các địa phương thực hiện thí điểm chế định TPL là rất đáng phấn khởi. Cạnh đó, quá trình thí điểm cũng còn một số mặt hạn chế là do có những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, trong đó nhiều người dân chưa biết đến TPL là gì. “Theo nghị định Chính phủ thì 13 địa phương triển khai nhưng thực chất chỉ làm được ở một số thành phố lớn. Các tỉnh, thành khác đang ngó nghiêng để làm nên hiệu quả chưa thật rõ nét” - ông Cường nhận xét.

Ông Cường cũng cho rằng kết quả hoạt động của các địa phương thực hiện thí điểm chế định TPL là rất đáng phấn khởi. Cạnh đó, quá trình thí điểm cũng còn một số mặt hạn chế là do có những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, trong đó nhiều người dân chưa biết đến TPL là gì. “Theo nghị định Chính phủ thì 13 địa phương triển khai nhưng thực chất chỉ làm được ở một số thành phố lớn. Các tỉnh, thành khác đang ngó nghiêng để làm nên hiệu quả chưa thật rõ nét” - ông Cường nhận xét.

 

Hạn chế từ chính sách nửa vời!

Giờ nghỉ giải lao, Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường xung quanh chế định TPL.

Phóng viên: Thảo luận tại tổ, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nhận xét thí điểm TPL cho kết quả tốt ở việc lập vi bằng và tống đạt giấy tờ nhưng tổ chức thi hành án (THA) thì thất bại. Ông nghĩ sao, thưa ông?

+ Ông Hà Hùng Cường: Ngoài hiệu quả từ xã hội hóa dịch vụ lập vi bằng, tống đạt giấy tờ thì TPL đã khởi sắc cả ở dịch vụ xác minh điều kiện THA. TPL đã xác minh được nhiều đấy, chỉ còn vướng với thông tin từ ngân hàng.

Còn thất bại nằm ở phần THA. Đó chính là lý do để Chính phủ đề nghị QH ra nghị quyết có tính quy phạm, trao cho TPL những quyền hạn nhất định. Quyền hạn của TPL phải làm sao ngang như chấp hành viên thì khi đó người dân mới tin tưởng.

Một vụ THA có thể kéo dài rất nhiều năm mà TPL mới chỉ thí điểm thì biết nay mai thế nào. Ông nhận vụ việc của tôi, tôi trả tiền cho ông rồi, nay mai ông lại bảo bị giải tán, QH không cho làm nữa thì ai chịu trách nhiệm. Thế nên người dân chưa tin.

. Thưa ông, một số ĐB chưa đồng tình cho TPL quyền cưỡng chế THA. Theo ông thì tại sao?

+ Nhiều người đã hiểu nhầm. Trong THA dân sự luôn luôn ưu tiên tự nguyện THA. Nhưng khi bên phải THA không tự nguyện thì người được THA có quyền yêu cầu cơ quan THA cưỡng chế. Đã chấp nhận xã hội hóa công tác THA thì đương nhiên phải trao cho TPL quyền cưỡng chế.

Hiện đang có vướng mắc là trao cho TPL trách nhiệm cung cấp dịch vụ công là THA nhưng lại không có cơ chế hiệu lực để TPL có thể yêu cầu chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương hỗ trợ đảm bảo việc cưỡng chế THA. Cũng giống như người dân, có việc gì phức tạp, căng thẳng thì phải có đường dây nóng để họ yêu cầu công an đến bảo vệ chứ.

Chính vì ta nửa vời trong thí điểm nên thất bại. Chả lẽ có việc THA, ban đầu thuận lợi thì làm dịch vụ của TPL, tới khi khó khăn, cần cưỡng chế lại phải chuyển sang cơ quan THA để làm?

. Nghĩa là kết quả thí điểm vừa rồi chưa đạt như mong muốn còn do chính sách nửa vời, thưa ông?

+ Vì thí điểm nên chưa có luật về TPL. Mà chưa có luật thì hướng dẫn triển khai của Chính phủ cũng không vượt lên các quy định hiện có được. Chính phủ đã rất cố gắng để quy định cho TPL quyền hạn nào đó nhưng không vượt qua luật được, thành ra là nửa vời.

Quan điểm của tôi là dù thí điểm cũng phải làm như thật. Có vậy mới đánh giá được. Còn làm không như thật thì biết đánh giá thế nào.

. Một số ý kiến cho rằng khi chuyển TPL từ thí điểm sang chính thức thì cần cắt giảm biên chế, kinh phí với cơ quan THA?

+ Đúng. Chính phủ có dự kiến cái này. Chỗ nào TPL làm tốt rồi, hiệu quả rồi thì cơ quan THA chỗ đó phải thu gọn lại. Đấy chính là ý nghĩa của xã hội hóa một số lĩnh vực tư pháp.

TPL làm tốt, bỏ cơ quan THA huyện

Nếu TPL thực hiện tốt công việc xác minh điều kiện THA và trực tiếp tổ chức THA của mình thì trong tương lai tôi đề nghị bỏ cơ quan THA cấp huyện. Vụ việc THA nào lớn, quan trọng, phức tạp mà TPL không làm được thì chuyển cho cơ quan THA cấp tỉnh làm.

ĐB PHẠM ĐỨC CHÂUQuảng Trị

Nguồn: phapluattp.vn


Written : thanhtuyen

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW