Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Chồng có người khác, phải làm sao?

Friday, 19/02/2016, 08:21 GMT+7

Chồng có người khác, phải làm sao?

Chồng tôi đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Hàng tháng, anh ấy vẫn đều đặn gửi tiền về để tôi trả nợ ngân hàng. Khoảng 3 tháng trước, chồng tôi thú nhận đã yêu một cô gái bên ấy và muốn chúng tôi ly hôn. Chồng tôi cam kết để lại toàn bộ tài sản và yêu cầu tôi có trách nhiệm nuôi nấng con cái. Hiện chồng tôi chưa thể về Việt Nam để giải quyết việc ly hôn được. Xin hỏi, tôi có thể gửi đơn ra tòa xin ly hôn vắng mặt chồng được không?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, ly hôn là quyền của vợ, chồng hoặc cả hai người, do vậy bạn hoàn toàn có quyền làm đơn gửi tòa án xin ly hôn. Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trừ trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn”.

Hiện chồng bạn không sống tại Việt Nam (đang định cư ở Nhật Bản) nên có thể coi quan hệ hôn nhân của hai người là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn là Tòa án Nhân dân TP Cần Thơ.

Ngoài ra, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn”.

Như vậy, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được lập trên cơ sở tự nguyện của cả hai vợ chồng. Để tiến hành ly hôn, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục sau: Đơn xin ly hôn (theo mẫu); Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực); Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có); Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có tài sản chung cần chia). Bên cạnh đó, bạn phải yêu cầu chồng gửi về Việt Nam đơn xin ly hôn vắng mặt. Trong đơn phải thể hiện 4 nội dung chính: Đồng ý ly hôn với người vợ tại Việt Nam; nguyện vọng, yêu cầu của con chung (nếu có); nguyện vọng, yêu cầu về tài sản (nếu có); yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt. Tất cả những giấy tờ này phải có chứng thực của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Sau khi nhận được đơn xin ly hôn vắng mặt của chồng bạn, tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Xét xử xong, tòa án sẽ gửi bản án cho chồng chị và hướng dẫn nếu đồng ý với bản án của tòa thì làm đơn cam kết không kháng cáo. Tòa án sẽ cấp bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật cho các đương sự sau khi nhận được đơn cam kết không kháng cáo của chồng chị hoặc sau hai tháng, kể từ ngày gửi bản án cho chồng chị (tính theo dấu bưu điện).

Nguồn: http://giadinh.net.vn/


Written : ngoctram

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW