Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Cần hiểu đúng bản chất của vi bằng

Thursday, 06/11/2014, 17:16 GMT+7

Thừa phát lại lập vi bằng họp Đại hội đồng cổ đông

Kỳ 1: “Thừa phát lại ơi, tôi thấy ông B dê bà D”

Thừa phát lại đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh từ 05/2010 đến nay, trãi qua nhiều giai đoạn phát triển, điều đáng ngạc nhiên là đến giai đoạn cuối của quá trình thí điểm lại nảy sinh những vấn đề ngỡ như là cơ bản, mà thực tiễn hoạt động thời gian qua không có vấn đề gì, nhưng gần đây lại là vấn đề mà Thừa phát lại rất quan tâm: Đó là đăng ký vi bằng. Nó bắt nguồn từ đâu? Đó chính là những nhận thức khác nhau về bản chất của vi bằng. Chuyên trang xin đóng góp một số ý kiến dưới góc nhìn của Thừa phát lại đang tập tễnh hành nghề, có gì mong quý vị lượng thứ!


1. Thừa phát lại, ông là ai?
Theo quy định của Nghị định 135 và Nghị định 61 thì “Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”, tức là lập vi bằng, tống đạt văn bản, tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án.
Khi lập vi bằng thì Thừa phát lại “ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị ”chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”, trường hợp có tranh chấp về vi bằng thì “các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Như vậy, về bản chất, việc lập vi bằng chính là tạo lập chứng cứ, để làm “chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Người dân yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, mục đích không gì khác hơn là nhằm tạo lập chứng cứ, để tùy nghi sử dụng về sau.

2. Việc lập vi bằng của Thừa phát lại khác hoàn toàn với việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch của công chứng viên. Công việc của công chứng viên là xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch, văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các bên liên quan; còn công việc của Thừa phát lại là mô tả lại những gì Thừa phát lại chứng kiến, tức là xác nhận một sự việc có thật, và vi bằng của Thừa phát lại đảm bảo một nội dung duy nhất: tính khách quan của sự việc mà Thừa phát lại chứng kiến. Do vậy, không thể nhìn nhận vi bằng dưới góc nhìn của công chứng, từ đó có những yêu cầu không đúng với bản chất của hoạt động lập vi bằng, làm giảm giá trị chứng cứ của vi bằng, hoặc tự giới hạn phạm vi lập vi bằng trái với bản chất tự nhiên vốn có.
3. Trong nghiệp vụ lập vi bằng, điều cốt yếu là Thừa phát lại chỉ được ghi nhận những gì mình chứng kiến và mô tả điều đó vào vi bằng. Thừa phát lại không lập vi bằng thông qua lời kể của người khác. Điều đó là hiển nhiên, vì Thừa phát lại như là người quay phim, có trách nhiệm tái hiện một cách trung thực những gì mình chứng kiến (mà không được dùng kỹ xảo điện ảnh làm bóp méo sự thật). Tuy nhiên, thực tế lại có người hiểu rằng, như vậy Thừa phát lại không được lập vi bằng ghi nhận lời trình bày, lời làm chứng, việc xác nhận một nội dung trong quá khứ vì cho rằng những nội dung đó Thừa phát lại không tận mắt chứng kiến… ấy là chưa hiểu về vi bằng.
Một ví dụ cụ thể: ông A là người làm chứng trong một vụ án, nhưng ông bị bênh không muốn ra Tòa, ông muốn Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lời trình bày của ông để làm chứng trước Tòa. Như vậy thì Thừa phát lại lập vi bằng cái gì?
Thừa phát lại phải lập vi bằng ghi nhận vào lúc x giờ, tại địa điểm y, ông A đang trình bày trước mặt Thừa phát lại nội dung “Lúc 17 giờ, ngày 05/11/2014, tôi thấy ông B dê bà D”. sự việc ấy rõ ràng đang diễn ra trước mắt Thừa phát lại. Còn nội dung mà ông A trình bày có xác thực hay không phải do ông A chịu trách nhiệm, và do Tòa án phán quyết. Không thể cho rằng vì Thừa phát lại không tận mắt chứng kiến sự việc “Lúc 17 giờ, ngày 05/11/2014, ông B dê bà D” nên không được lập vi bằng việc ông A trình bày. Điều quan trọng là, khi Thừa phát lại lập vi bằng, ông phải đảm bảo đúng thời gian x, địa điểm y, ông A đã nói “Lúc 17 giờ, ngày 05/11/2014, tôi thấy ông B dê bà D”.
Nhưng nếu Thừa phát lại lập vi bằng như vầy là không được: Ông Thừa phát lại tự đóng vai mình là ông A, ông mô tả trong vi bằng như sau: “Lúc 17 giờ, ngày 05/11/2014, trước mặt Thừa phát lại, ông B dê bà D”.
Điều đơn giản thế nhưng không phải ai cũng hiểu giống như ai.


Written : Ping

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW