Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Án tòa cần ghi nhận về thừa phát lại

Wednesday, 10/12/2014, 15:20 GMT+7

Một vụ văn phòng TPL quận Thủ Đức lập vi bằng về việc đòi nhà cho thuê.

(TPLTĐ) “Cái gì người dân cũng làm được, Nhà nước cũng làm được thì không cần thiết Nhà nước phải làm nữa mà nên để dân làm. Như vậy sẽ giảm được biên chế cho cơ quan nhà nước. TP.HCM hiện có 100.000 vụ việc phải THA nên có tăng biên chế cỡ nào thì cũng là quá sức với cơ quan THA dân sự. Khi cơ quan THA loay hoay với nhiều việc thì có TPL vào đỡ, giúp cơ quan THA giảm gánh nặng. Do đó cần phải tiếp tục nhân rộng TPL” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang nói.

Tại hội nghị sơ kết quá trình thí điểm thừa phát lại mở rộng ở một số tỉnh, thành do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 4-12, nhiều ý kiến đồng thuận rằng cần phải nhân rộng mô hình thừa phát lại để giúp người dân và “chia lửa” với các cơ quan tư pháp.

“Đến tháng 10 năm nay, thừa phát lại (TPL) đã được thí điểm tại 13 địa phương trong cả nước với 51 văn phòng TPL được thành lập. Hoạt động các văn phòng TPL đã thu được kết quả khá tốt với doanh thu trên 63 tỉ đồng. TPL đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp”.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự Hoàng Sĩ Thành đã cho biết như trên tại hội nghị về thực hiện thí điểm chế định TPL do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4-12.

Bảo vệ quyền của người dân

Ông Thành đánh giá: Tại TP.HCM, hoạt động của TPL đã giúp người dân thực hiện quyền công dân trong việc lựa chọn yêu cầu một số dịch vụ pháp lý như yêu cầu THA hay lập vi bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhiều vi bằng đã được sử dụng để làm căn cứ trong xét xử và thực hiện các giao dịch, kể cả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đồng thời tại TP.HCM, TPL đã hỗ trợ tích cực, phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan tư pháp.

Đối với các địa phương mở rộng thí điểm, các văn phòng TPL cơ bản đã được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, đang từng bước đi vào hoạt động, trên một số mặt đã thu được kết quả nhất định. Cũng theo ông Thành, hoạt động của các văn phòng TPL tại các địa phương mở rộng thí điểm chủ yếu là lập vi bằng và tống đạt văn bản, trong đó một số địa phương đạt kết quả khả quan như TP Hà Nội, Quảng Ninh.

Một vụ văn phòng TPL quận Thủ Đức lập vi bằng về việc đòi nhà cho thuê. Ảnh: CTV.

 

Cần tiếp tục nhân rộng

“Cái gì người dân cũng làm được, Nhà nước cũng làm được thì không cần thiết Nhà nước phải làm nữa mà nên để dân làm. Như vậy sẽ giảm được biên chế cho cơ quan nhà nước. TP.HCM hiện có 100.000 vụ việc phải THA nên có tăng biên chế cỡ nào thì cũng là quá sức với cơ quan THA dân sự. Khi cơ quan THA loay hoay với nhiều việc thì có TPL vào đỡ, giúp cơ quan THA giảm gánh nặng. Do đó cần phải tiếp tục nhân rộng TPL” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang nói.

Để hoạt động của TPL hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với người dân và giảm gánh nặng cho cơ quan THA dân sự, ông Cang đề xuất: “Cần phải có quy định là tòa phải giải thích cho đương sự về quyền trực tiếp tổ chức THA của TPL, đồng thời trong bản án hay quyết định của mình, tòa phải ghi rõ về quyền yêu cầu TPL được tổ chức THA. Từ đó nhiều người dân sẽ biết và liên hệ với TPL để thực thi bản án”.

Những bất cập phải khắc phục

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, hoạt động của TPL cũng phát sinh một số bất cập, sai sót cần phải khắc phục.

Theo Bộ Tư pháp, mảng xác minh điều kiện THA và trực tiếp tổ chức THA của TPL còn hạn chế, chiếm tỉ lệ thấp so với các mảng công việc khác. Nhiều trường hợp THA bị VKS phát hiện có vi phạm, có trường hợp bị VKS kháng nghị. Cạnh đó, trong các mảng công việc khác của TPL cũng đã phát hiện một số sai sót như tống đạt không đúng quy trình dẫn đến khó khăn cho tòa và cơ quan THA dân sự; lập vi bằng không đúng phạm vi, thẩm quyền; vi phạm hoạt động công chứng, chứng thực. Còn có trường hợp chạy theo lợi nhuận...

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục THA dân sự Hoàng Sĩ Thành, đội ngũ TPL tại các địa phương mở rộng thí điểm còn mỏng, nhiều văn phòng chỉ có một TPL nên rất khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Năng lực của một số văn phòng TPL còn hạn chế cả về tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, từ đó đã làm nảy sinh tâm lý e ngại từ phía tòa án, cơ quan THA khi giao văn bản để tống đạt.

 

Đưa thừa phát lại lên mạng

Nhiều cán bộ, người dân vẫn còn lơ ngơ chưa hiểu TPL là gì. Đây là một nghề mới, chúng ta cần cải tiến việc tuyên truyền đến người dân. Giờ phát tài liệu thì ít người đọc nhưng nếu chúng ta giới thiệu về TPL trên mạng Internet thì sẽ có rất nhiều người xem và hiểu về lực lượng này. Cùng với đó, tôi đề nghị bộ trưởng Bộ Tư pháp cần đưa nội dung về TPL vào chuyên mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”.

Ông TẤT THÀNH CANG, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM

Nhu cầu lập vi bằng trong dân rất lớn

Hiện nhu cầu lập vi bằng trong dân là rất lớn, phong phú, đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Tính đến đầu tháng 11-2014, số lượng vi bằng được các văn phòng TPL lập và đăng ký tại sở Tư pháp các tỉnh, thành là gần 22.000 (riêng TP.HCM chiếm tỉ lệ trên 97%).

Cạnh đó, số lượng các văn bản của tòa án chuyển giao cho các văn phòng TPL thực hiện tống đạt cũng ngày càng tăng. Năm 2014, TAND Tối cao đã phân bổ và giao cho các tòa thanh toán cho các văn phòng TPL 40 tỉ đồng (riêng TAND TP.HCM đã thực hiện việc tống đạt hết số kinh phí được giao là gần 9 tỉ đồng).

TAND TP.HCM và các tòa quận, huyện ở TP.HCM đã tiến hành xong việc ký kết hợp đồng chuyển giao văn bản cho văn phòng TPL và triển khai việc tống đạt từ trước năm 2013. Các trường hợp chưa ký kết hợp đồng còn lại đang được các tòa đàm phán, thống nhất với các văn phòng TPL về cách thức chuyển giao văn bản, phương thức thanh toán, mức phí tống đạt... và sẽ hoàn thành việc ký kết hợp đồng trước tháng 12-2014.

Ông NGUYỄN SƠN, Phó Chánh án TAND Tối cao

(Theo PLO)


Written : Ping

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW