Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

10 khó khăn khi thi hành án tín dụng

Tuesday, 06/12/2016, 09:33 GMT+7

10 khó khăn khi thi hành án tín dụng

(PL)- Theo Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự (Bộ Tư pháp), tỉ lệ THA thành công cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng đạt thấp hơn so với các loại việc khác do các cơ quan THA dân sự đang gặp nhiều khó khăn:

Thứ nhất, bản án, quyết định của tòa chưa phân định rõ nghĩa vụ của từng tài sản bảo đảm, dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán tiền THA.

Thứ hai, hiện trạng tài sản bảo đảm không đúng với nội dung bản án, quyết định của tòa, dẫn đến việc cơ quan THA gặp khó khăn khi kê biên, xử lý...

Thứ ba, khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình lại không có ý kiến của tất cả thành viên trong hộ gia đình nên khi cơ quan THA xử lý tài sản thì phát sinh tranh chấp…

Thứ , tài sản cầm cố, thế chấp là bất động sản nhưng nằm trên một phần đất của người khác mà việc xử lý sẽ làm giảm đáng kể giá trị tài sản.

Thứ năm, một tài sản của doanh nghiệp thế chấp cho nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Thứ sáu, chưa có quy định cụ thể về ủy thác THA để các cơ quan THA dân sự cùng xử lý đồng thời các tài sản bảo đảm thuộc nhiều địa bàn khác nhau, thuộc thẩm quyền của các cơ quan THA dân sự khác nhau.

Thứ bảy, cơ quan THA dân sự thiếu kinh phí để tạm ứng khi tiến hành đo vẽ, xác định mốc giới tài sản (có những vụ kinh phí tạm ứng rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng).

Thứ tám, việc thẩm định giá đối với một số tài sản đặc thù gặp khó khăn. Nhiều vụ việc cơ quan THA dân sự đã kê biên tài sản nhưng đương sự chống đối, không hợp tác nên không thẩm định giá được. Tại thời điểm tổ chức thẩm định giá, tài sản có thay đổi đáng kể về hiện trạng so với thời điểm tổ chức kê biên; đương sự không thống nhất về giá đã định, khiếu nại, tố cáo dẫn đến việc thẩm định giá kéo dài.

Thứ chín, thị trường bất động sản còn trầm lắng. Người dân e ngại không muốn đầu tư vào tài sản THA nên việc bán tài sản để THA còn nhiều hạn chế. Phần lớn các trường hợp tài sản phải đưa ra bán nhiều lần mới thành. Có nhiều trường hợp tài sản đã giảm giá nhiều lần cũng không bán được.

Thứ mười, chậm giao tài sản cho người trúng đấu giá. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các nhà đầu tư không mặn mà đối với tài sản bán đấu giá trong THA. Pháp luật hiện hành mới chỉ nêu được nguyên tắc bảo vệ người mua trúng đấu giá, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Điều 103 Luật THA dân sự đã bổ sung quy định về cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá nhưng vẫn có trường hợp chưa nhận được sự đồng thuận của các cơ quan hữu quan...

(Nguồn: http://plo.vn/) 


Written : letramy

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW