Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

" Đời thừa" - Những chuyện vui về Thừa phát lại!!

Thursday, 28/07/2016, 09:01 GMT+7

" Đời thừa" - Những chuyện vui về Thừa phát lại!!

“ Đời Thừa” - Những chuyện vui về Thừa phát lại. Đó là tên gọi buổi Sinh hoạt Chuyên đề lần 3 của Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức vào ngày 08/7/2016.

Trong " Đời thừa" - các Thư ký Nghiệp Vụ sẽ  chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ trong quá trình thực hiện các công việc của mình. Từ việc lập Vi bằng, đi tống đạt , thi hành án,… cho đến những việc xảy ra với Thư ký làm việc tại Văn phát lại Quận Thủ Đức. 

                           13558749_1189203994465645_9020020832206337925_o_1

Hình ảnh tập thể Văn phòng Thừa phát Thủ Đức trong buổi Sinh hoạt Chuyên Đề lần 3

Câu chuyện đầu tiên là câu chuyện được kể từ Thư ký Võ Lê Bích Trâm. Câu chuyện này được xem là câu chuyện ấn tượng nhất trong chuyên đề lần này, Thư Ký Trâm kể về lần đi Thi hành án tại Ngân hàng Hong Leong.  Điểm đáng chú ý nhất trong vụ việc là Thư ký Trâm bị nhầm lẫn bởi một khoản tiền không nhỏ, giữa 127 000 000 đồng với 27 000 000 triệu đồng do sự tin tưởng khách hàng và do sơ suất trong quá trình kiểm đếm. Sự nhầm lẫn này vẫn không bị phát hiện ra cho tới lúc Thư ký Trâm về đến Văn phòng, khi được nhắc nhở và kiểm tra lại thì phát hiện trong túi mình số tiền mà  khách hàng giao cho mình chỉ có 27 000 000 triệu đồng. Qúa hốt hoảng vì để kiểm đếm và nhận thiếu số tiền 100.000.000 đồng, Thư ký Trâm ngay lập tức đã liên hệ lại với khách hàng đó và trình bày lại sự việc như trên, rất may mắn lúc này Thư ký Trâm nhận được sự đồng ý về sự việc nêu trên từ vị khách hàng tốt bụng. Nguyên nhân đưa Thư  ký Trâm đến sai sót hết sức nguy hiểm này là do bị cảm nắng bởi vị khách hàng đẹp trai. Bài học mà chúng ta rút ra được từ câu chuyện trên đó chính là cần thận trọng hơn trong quá trình làm việc, không nên quá tin tưởng vào khách hàng để dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng.

Câu chuyện tiếp theo cũng không kém phần ấn tượng đó chính là câu chuyện của Thư ký Phan Văn Hạ. Thư ký Hạ chia sẻ, vào một ngày đẹp trời Thư ký Hạ có cùng với một luật sư dấu tên có đi lập vi bằng tại một bệnh viện, điều đáng nói đến ở đây là vị luật sư ấy đưa Thư ký Hạ tới đây giao nhiệm vụ là ghi nhận lại sự việc lấy bằng chứng tại nhà xác của bệnh viện, cụ thể là lấy mẫu móng tay, móng chân, mẫu tóc,…..nhưng khi Thư ký Hạ nhận nhiệm vụ và tiến hành làm việc thì vị luật sư ấy đã không thấy đâu nữa. Rất sợ, rất hoang mang vì đây là lần đầu tiên phải “đối mặt”  với một loại vi bằng hoàn toàn mới mà trước đây Thư ký Hạ chưa gặp bao giờ, đặc biệt là lập Vi bằng trong điều kiện “ không được tốt cho lắm” của nhà xác bệnh viện. Bài học mà chúng ta học được ở đây chính là dù đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa thì chúng ta cũng cần phải can đảm vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

                               A_HA

Thư ký Hạ đang chia sẽ câu chuyện

Còn riêng đối với Thư ký Huỳnh Nhật Trường, đây là câu chuyện chắc sẽ Thư ký Trường chẳng bao giờ quên được. “Chuyện xảy ra ngỡ như một bộ phim hành động”  đó là lời tâm sự đầu tiên để anh bắt đầu câu chuyện:  “Khoảng thời gian làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại, tôi có một kỷ niệm khó quên. Đó là lần tôi đi tống đạt cho một đương sự tại Quận 9.  Theo hướng dẫn của người nhà đương sự, tôi tới nơi làm việc của anh ta, tôi có gặp người làm của anh ta, người này cho biết anh ta đang ngủ. Sau nhiều lần gọi anh ta dậy để ký nhận văn bản thì bỗng nhiên anh ta “bay ra” vớ lấy “cây hàng” đánh vào đầu tôi, điều đáng sợ ở đây là khi anh ta bay ra đánh tôi cái cây hàng của anh ấy cách đầu tôi chỉ còn chừng 1mm nữa là trúng đầu. Tay còn lại anh ta giật lấy tập văn bản trên tay của tôi. Sau đó, anh ta “chửi rủa” rồi trả lại văn bản cho tôi và quay lại ngủ tiếp.  Một câu chuyện đã làm cho Thư ký Trường một phen hết hồn. Từ câu chuyện mà Thư ký Trường đem lại cho chúng ta một bài học cũng như một kinh nghiệm đi tống đạt luôn đội nón bảo hiểm để tránh được việc tấn công bất ngờ. Bên cạnh đó là việc Thư ký không nên ôm ra tất cả văn bản mà mình mang đi tống đạt mà chỉ nên tống đạt cho đương sự nào chỉ rút văn bản có liên quan đến đương sự đó. Để tránh trường hợp nhiều đương sự “quá khích” giật mất những văn bản khác của mình.

                                2 

Thư ký Trường với câu chuyện " Khi đương sự là cao thủ võ lâm"

Không chỉ khi thực hiện nhiệm vụ bên ngoài, các Thư ký nghiệp vụ của Văn phòng Thừa phát lại mới gặp phải những tình huống “ khó xử”. Câu chuyện bên dưới đây là nổi niềm của một Thư ký làm việc tại Văn phòng. Thư ký Lê Thị Hương kể: “Trong quá trình làm việc của mình thì vấn đề văn bản bị trễ hạn là điều mà tất cả thư ký làm nhiệm vụ tống đạt nói chung và thư ký Hương nói riêng không mong muốn bởi những yếu tố khách quan cộng với những yếu tố chủ quan dẫn đến việc văn bản bị trễ hạn. Với vai trò là người quản lý nhận xét về một số trường hợp trễ hạn văn bản như địa bàn rất khó khăn, phường không hợp tác hay khu phố người ta đi vắng… việc trả trễ văn bản so với ngày triệu tập xảy ra thường xuyên, đối với quyết định xét xử Thẩm phán phải có biên bản người ta mới xử do đó rất khó khăn trong sự việc nêu trên”. Một bài học từ ý kiến của Thư ký Hương đưa ra đó chính là cần tập trung cao độ khi được phân làm công việc nào đó để tránh việc trễ hạn văn bản diễn ra.

                          HUONG 

Câu chuyện về "quản lý tống đạt" của Thư ký Hương

Bên cạnh những câu chuyện từ “trong nhà” đến những câu chuyện xảy ra “ngoài phố”  được kể từ những người có nhiều kinh nghiệm đang làm việc tại Văn Thừa phát lại Quận Thủ Đức, cũng có những câu chuyện được kể từ những người mới vào làm việc tại Văn phòng hay các bạn thực tập sinh còn non nớt kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc. 

                          Trm 

Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề, thư ký Võ Lê Bích Trâm đã giành được chiến thắng với câu chuyện của mình.

 

 

 

 

 

 


Written : letramy

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW