Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Tuesday, 13/01/2015, 11:06 GMT+7

(TPLTĐ) Từ 01/01/2015, Nghị định 103/2014/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được tăng lên.

Vì vậy, khi tính phí tống đạt ngoài phạm vi tỉnh, Thảnh phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở cần chú ý điều chỉnh mức phí tống đạt cho phù hợp.
Thừa phát lại Thủ Đức tống đạt văn bản, hotline 01234 112 115
 

Mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2015:

Lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 250.000 – 400.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:

- Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng);

- Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng);

- Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng);

- Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

Mức chi phí tống đạt

Theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-

TANDTC- VKSNDTC- BTC ngày 28/2/2014 Hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Mức chi phí tống đạt được quy định như sau:

Trường hợp tống đạt văn bản ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, gồm:

a) Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, các Văn phòng Thừa phát lại cần chú ý điều chỉnh mức phí tống đạt cho phù hợp với quy định mới.

 


Written : Ping

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW